Blog

Xin chào các bạn. Cloudbase mong muốn được chia sẻ cùng các bạn những kiến thức liên quan đến hạ tầng công nghệ thông tin (Infrastructure), an toàn-bảo mật (Security), lưu trữ dữ liệu và dịch vụ liên quan (Cloud Storage Services). Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích qua mục chia sẻ kiến thức này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.

DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN PRIVATE CLOUD HAY PUBLIC CLOUD?

Điện toán đám mây – Cloud computing:

Ngày nay, điện toán đám mây – cloud computing đã trở nên phổ biến không chỉ trong giới công nghệ thông tin mà còn trong cả cộng đồng doanh nghiệp. Hơn bao giờ hết, từ doanh nghiệp tới chính phủ đều biết rằng điện toán đám mây sẽ là điều tất yếu trong tương lai và cần sử dụng nó trong hoạt động của mình càng sớm càng tốt.

Do đó, việc lựa chọn mô hình điện toán đám mây phù hợp với từng doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất là vấn đề rất được quan tâm.

Để lựa chọn mô hình điện toán đám mây phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ về khái niệm điện toán đám mây, các mô hình điện toán đám mây và sự khác nhau của các mô hình này.

Vậy điện toán đám mây – cloud computing là gì? Một cách đơn giản, điện toán đám mây là tập hợp các máy chủ (server) lưu trữ cơ sở dữ liệu và phần mềm có thể truy cập được thông qua môi trường internet. Những máy chủ này được đặt tại các trung tâm dữ liệu – data center ở khắp nơi trên thế giới. Doanh nghiệp có thể loại bỏ được các chi phí như chi phí bảo trì, chi phí vận hành và quản trị máy chủ… khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây.

Các mô hình điện toán đám mây:

Yếu tố quan trọng nhất để phân biệt các mô hình điện toán đám mây là khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với từng mô hình. Có ba mô hình điện toán đám mây đó là mô hình lưu trữ đám mây riêng – Private cloud, mô hình lưu trữ đám mây công cộng – Public cloud và mô hình lưu trữ đám mây kết hợp – Hybird cloud (Kết hợp giữa Private cloud và Public cloud)

1. Private cloud – Mô hình Lưu trữ đám mây riêng là gì?

Đây là một mô hình nội bộ, của riêng doanh nghiệp. Toàn bộ hạ tầng thiết bị CNTT do doanh nghiệp tự đầu tư và triển khai cho riêng mình. Với mô hình này, cơ sở hạ tầng sẽ được đặt trong nội bộ của chính doanh nghiệp hoặc tại các trung tâm dữ liệu – data center của các nhà cung cấp dịch vụ internet.

Doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát, vận hành, bảo trì hệ thống hạ tầng như mạng (network), phần cứng (hardware), lưu trữ (storage) theo yêu cầu của riêng mình

Mô hình này cần có đội ngũ nhân viên rất am hiểu về hạ tầng CNTT

Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp có dữ liệu nhạy cảm và yêu cầu bảo mật cao cùng với khả năng thích ứng và mở rộng của hệ thống, như các tổ chức chính quyền, tổ chức tài chính, bệnh viện, cơ sở giáo dục…

Ưu điểm của mô hình Private cloud:

Ưu điểm quan trọng nhất của mô hình lưu trữ đám mây riêng là khả năng bảo mật và tính tuân thủ cao. Ngoài ra, mô hình này còn có các lợi điểm sau:

Doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình và tùy chỉnh kiến trúc lõi theo ý muốn. Điều này giúp việc giám sát trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Khả năng tùy chỉnh và độ tin cậy: mô hình đám mây riêng mang lại cho doanh nghiệp khả năng tùy chỉnh các thành phần trong cơ sở hạ tầng CNTT nhằm mang lại hiệu suất cao nhất. Mô hình này cũng có độ tin cậy rất cao.

Mô hình đám mây riêng cũng mang đến cho người dùng nhiều tính năng hơn như các công cụ giám sát và tự động hóa so với mô hình đám mây công cộng.

Hiệu suất cao: Mô hình đám mây riêng phù hợp với các danh nghiệp có nhu cầu điện toán đám mây mạnh mẽ do nó tạo ra không gian để có thể nâng cấp hạ tầng cho riêng doanh nghiệp.

Nhược điểm của mô hình Private cloud:

Bên cạnh những ưu điểm trên, mô hình Lưu trữ đám mây riêng cũng tồn tại những nhược điểm sau đây:

Chi phí cao: So với mô hình lưu trữ đám mây công cộng thì mô hình này có chi phí cao hơn rất nhiều do doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để đầu tư mọi thứ từ bản quyền phần mềm đến hạ tầng phần cứng, hạ tầng mạng, đội ngũ nhân sự…

Khó khăn trong việc duy trì và triển khai: Doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao để triển khai và duy trì hệ thống hạ tầng CNTT của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thuê các nhà cung cấp dịch vụ quản lý đám mây để thực hiện các công việc khó khăn.

Khả năng truy cập từ xa hạn chế: Do cách tiếp cận ưu tiên bảo mật của mô hình nên quyền truy cập từ xa sẽ bị hạn chế, trong một số trường hợp nhất định nó sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2. Pulic Cloud – Mô hình Lưu trữ đám mây công cộng là gì?

Thay vì tự đầu tư một hệ thống hạ tầng CNTT, tự quản lý, vận hành và sử dụng cho riêng mình, doanh nghiệp sẽ đi thuê dịch vụ lưu trữ đám mây từ các nhà cung cấp dịch vụ thông qua môi trường Internet. Đây chính là mô hình Lưu trữ đám mây công cộng – Public cloud.

Trong mô hình này, nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ đầu tư hạ tầng CNTT và chia sẽ nguồn tài nguyên cho các người dùng thuê lại. Sẽ có nhiều người dùng không liên quan với nhau, sử dụng chung một nguồn tài nguyên được cung cấp qua môi trường internet.

Mô hình này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận được với điện toán đám mây mạnh mẽ với chi phí cực kỳ hợp lý.

Ưu điểm của mô hình Public cloud:

Có rất nhiều ưu điểm trong mô hình Public cloud, nhưng ưu điểm nổi trội nhất của mô hình này liên quan đến chi phí:

Không chí phí đầu tư, không chi phí bảo trì – vận hành; thanh toán theo nhu cầu sử dụng làm cho mô hình này rất được các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty khởi nghiệp – Startup lựa chọn.

Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây có cung cấp dịch vụ khôi phục dữ liệu sau thảm họa – disaster recovery, đây là dịch vụ khó có thể thực hiện được nếu lưu trữ theo phương pháp truyền thống (Private cloud).

Khả năng mở rộng và tin cậy: Mô hình Public cloud cho phép bạn mở rộng, nâng cấp tài nguyên bất cứ khi nào bạn muốn.

Thân thiện và dễ sử dụng: Các nhà cung cấp dịch vụ luôn mang lại sự tiện dụng nhất cho người dùng khi triển khai và quản lý dịch vụ.

Nhược điểm của mô hình Public cloud:

Một số nhược điểm bạn sẽ gặp phải khi sử dụng mô hình này:

Các vấn đề liên quan đến khả năng tuân thủ và bảo mật dữ liệu: đây là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm nhất khi sử dụng mô hình này. Doanh nghiệp sẽ cần phải có các chiến lược bảo mật dài hạn và cụ thể khi sử dụng mô hình này.

Có thể gây tốn kém nếu không quản lý đúng cách: Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ tính phí theo nhu cầu sử dụng – pay as you go, điều này nghe có vẻ rất tiện dụng nhưng cần phải thận trọng với các khoản chi phí cho các phần dịch vụ cộng thêm.

Hạn chế trong khả năng tùy chỉnh và hỗ trợ kỹ thuật: Việc cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau dẫn đến việc tùy chỉnh một số thành phần bị hạn chế. Một số nhà cung cấp dịch vụ không cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật hoặc cung cấp dịch vụ hỗ trợ một cách hạn chế cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình này.

Chúng ta hãy cùng tổng kết các điểm khác biệt chính của hai mô hình này qua bảng sau:

 

Nên chọn lựa mô hình nào?

Đối với những ‘tín đồ’ đám mây chuyên nghiệp, mô hình trả tiền theo nhu cầu sử dụng cùng với khả năng sử dụng tài nguyên và mở rộng tức thì, linh hoạt hoàn toàn áp đảo mô hình truyền thống (Private cloud). Ngoài ra, những người sử dụng cloud chuyên nghiệp và cộng đồng cloud tin rằng tính bảo mật, khả năng kiểm soát gần với mức độ của dữ liệu vật lý cùng với mức độ hiển thị quản lý nâng cao khiến cho mô hình Public cloud là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thay vì so sánh mô hình nào hoàn hảo hơn, chúng ta nên xem xét mô hình nào là tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Mỗi mô hình đều có những điểm mạnh và điểm yếu của nó. Các yếu tố bạn cần phải quan tâm đó là chi phí, khả năng mở rộng, nhu cầu kinh doanh, hiệu năng và tính linh hoạt.

Sẽ không có một quy trình hay sơ đồ chỉ dẫn cụ thể cho doanh nghiệp lựa chọn mô hình nào là phù hợp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần nhu cầu điện toán đám mây mạnh mẽ, hiệu năng cao thì nên sử dụng mô hình Private cloud, như bệnh viện, các tổ chức chính phủ, cơ sở giáo dục.

Bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp sẽ là những yếu tố chính để doanh nghiệp lựa chọn mô hình phù hợp.

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty khởi nghiệp – Startup có ngân sách hạn chế thì mô hình Public cloud sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

Việc kết hợp cả hai mô hình (Hybrid cloud) cũng là một lựa chọn thông minh cho doanh nghiệp vì tận dụng được các ưu điểm của cả hai mô hình Private Cloud và Public Cloud.

Nếu gặp khó khăn hoặc đang phân vân trong việc lực chọn mô hình phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn vui lòng liên hệ với Cloudbase chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đưa ra quyết định tốt nhất.