Ngày này, sự phát triển không ngừng của các công cụ và công nghệ giúp cho các lập trình viên ngày càng tạo ra các ứng dụng tiện lợi và hiện đại hơn.
Tuy vậy, các tiêu chuẩn đối với công việc của lập trình viên cũng đồng thời thay đổi theo: cần giảm thời gian để đưa sản phẩm ra thì trường, nhanh chóng khắc phụ các lỗi trong chương trình. Và Cloud sẽ giúp các lập trình viên, các nhà phát triển giải quyết các khó khăn này.
Dưới đây là các ưu điểm cho các các nhà phát triển – developers khi sử dụng cloud so với việc sử dụng các công cụ truyền thống để phát triển các ứng dụng, phần mềm:
1. Khả năng mở rộng:
Một trong những ưu điểm lớn nhất của hệ thống đám mây – cloud là khả năng mở rộng quy mô chưa từng có so với lưu trữ truyền thống.
Nếu lưu trữ theo mô hình truyền thống, trước tiên bạn cần phải xác định phần cứng mà hệ thống của bạn sẽ chạy trên đó, sau đó mua, cài đặt và cấu hình thiết bị ở tất cả các node trong hệ thống của bạn sẽ hoạt động bao gồm các máy chủ web (web servers), các máy chủ ứng dụng (application servers), các máy chủ cơ sở dữ liệu (database servers) cùng với các thiết bị chuyển mạch (switch) và các bộ định tuyến (router) để truy cập internet. Các ứng dụng yêu cầu tính sẵn sàng cao (HA – High Availability) cũng yêu cầu các bộ cân bằng tải – load balancer và các cụm máy chủ yêu cầu mạng lưu trữ chuyên dụng SAN (Storage Area Network) với chi phí rất cao. Tất cả các yêu cầu này khiến bạn phải lập một kế hoạch kĩ lưỡng cùng mức ngân sách cao ngất ngưỡng, điều này sẽ làm chậm quá trình phát triển các phần mềm ứng dụng của bạn.
Sự ra đời của hệ thống đám mây làm cho khả năng mở rộng theo quy mô ở bất kỳ phần nào của hệ thống hạ tầng CNTT một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chẳng hạn như đối với máy chủ web và máy chủ ứng dụng, bạn có thể tăng sức mạnh của phần cứng bằng cách tăng thêm số core, thậm chí là thêm cả các server mới. Với máy chủ cơ sở dữ liệu, bạn cũng có thể mở rộng dễ dàng bằng việc tăng thêm số RAM hoặc thêm vào các server mới.
Cơ sở dữ liệu đám mây cũng có thể được mở rộng để tăng sức mạnh cho các máy chủ của bạn. Bạn có thể tạo một dịch vụ cơ sở dữ liệu linh hoạt có thể chia sẻ sức mạnh xử lý của nó với bất kỳ cơ sở dữ liệu nào khác. Bằng cách đó, cơ sở dữ liệu của bạn có thể tăng quy mô khi nó cần nằm trong giới hạn Elastic Pool của bạn.
Ngoài ra, sự ra đời của kỹ thuật phát triển phần mềm microservices (các module trong phần phần mềm được chia thành các service rất nhỏ, mỗi service được đặt trên các server riêng giúp dễ dàng nâng cấp và mở rộng các ứng dụng), bạn có thể phát triển các web ứng dụng dựa trên các mô – đun. Và nếu bạn tăng hiệu năng trên một mô – đun thì nó cũng dẫn đến việc tăng sức mạnh cho server đang chứa mô – đun đó.
2. Giảm chi phí:
Lợi ích quan trọng thứ hai của đám mây – cloud là tiết kiệm chi phí, bởi vì bạn có thể bắt đầu từ việc sử dụng một hệ thống nhỏ, ít chi phí và bắt đầu nâng cấp dần lên theo nhu cầu phát triển của bạn mà không cần phải đầu tư một hệ thống tốn kém và lãng phí ngay từ đầu như cách truyền thống. Những lợi ích kinh tế cụ thể bao gồm:
Không cần chi phí đầu tư trước
Các trung tâm dữ liệu riêng đòi hỏi một khoản đầu tư trước khá lớn. Nó cũng mất nhiều thời gian và công sức cho việc phân tích nhu cầu về thiết bị ở hiện tại và trong tương lai. Khi số lượng người dùng – client và máy chủ – server tăng lên thì hạ tầng CNTT đòi hỏi phải bổ sung thêm cả phần cứng cũng như phần mềm.
Nếu sử dụng dịch vụ Cloud, bạn sẽ không cần phải đầu tư cho bất kỳ các phần nào nêu trên.
Chỉ thanh toán cho những gì bạn sử dụng
Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ đám mây chỉ lập hóa đơn cho những tài nguyên mà bạn sử dụng. Nếu cần, bạn có thể tăng hay giảm số lượng máy chủ – server cũng như số Core, RAM…tất cả cho phép bạn kiểm soát chi phí một cách linh hoạt.
3. Cung cấp tài nguyên nhanh chóng và linh hoạt:
Việc phân bổ tài nguyên nhanh chóng trên cloud là một ưu điểm mà tất cả các nhóm phát triển phần mềm ứng dụng đều được hưởng lợi. Các lập trình viên thường cần truy cập vào nhiều loại tài nguyên khác nhau như môi trường phát triển và chạy thử, hoặc các loại công nghệ mới, các hệ điều hành có thể thử nghiệm. Thông thường, nhóm dịch vụ kỹ thuật trong một công ty sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các tài nguyên này. Tuy nhiên, để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định có thể mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, tùy thuộc vào số lượng nhiệm vụ mà các thành viên trong nhóm đang thực hiện cùng một lúc.
Khi chuyển sang đám mây, các nhóm phát triển được trao quyền để nhanh chóng tạo ra các môi trường hoàn toàn mới – từ cơ sở dữ liệu đến máy ảo và trang web.
Bên cạnh đó, công nghệ đám mây còn cung cấp một danh sách gần như vô tận các dịch vụ đang không ngừng mở rộng. Điều này cho phép các nhóm phát triển thử và sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất. Ngoài ra, khi các nhà phát triển không còn cần một số tài nguyên nữa, họ có thể nhanh chóng trả lại và không còn trả tiền cho chúng nữa.
Cuối cùng, khi sử dụng đám mây, có thể tự động hóa hoàn toàn quá trình cung cấp tài nguyên. Bằng cách đó, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tạo cơ sở dữ liệu mới hoặc ngừng sử dụng với tài nguyên chạy thử nghiệm .
4. Khả năng dự phòng và khôi phục sau thảm họa (Disaster Recovery):
Các dịch vụ đám mây thường cung cấp một mức độ dự phòng lớn hơn, điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc khôi phục sau khi xảy ra thảm họa. Nếu không có đám mây, các doanh nghiệp muốn đảm bảo khả năng khôi phục dữ liệu sau thảm họa cần phải xây dựng thêm một trung tâm dữ liệu riêng biệt và cần phải đầu tư thêm. Chưa hết, doanh nghiệp còn cần phải thiết lập các công cụ để sao chép dữ liệu hoặc cung cấp các bản sao lưu cần thiết để khôi phục lại hệ thống. Điều này không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được.
Các dịch vụ đám mây có thể xử lý tất cả những vấn đề này mà không cần phải đầu tư trước vào bất kỳ loại cơ sở hạ tầng CNTT nào. Và điều hay nhất là bạn chỉ trả tiền cho phần cứng khi bạn thực sự sử dụng nó. Điều này giúp bạn có thể chuẩn bị và cấu hình trước môi trường khôi phục sau thảm họa để nó sẽ hoạt động hoàn hảo khi cần thiết.
5. Đa dạng mô hình và dịch vụ:
Một lợi ích khác của đám mây là nó cho phép các doanh nghiệp lựa chọn từ nhiều mô hình và dịch vụ khác nhau. Bạn sẽ không bao giờ bị buộc phải chọn một giải pháp phù hợp với tất cả khi mà trong đó có nhiều tùy chọn mà bạn có thể sẽ không bao giờ sử dụng.
Các nhà cung cấp đám mây thường cung cấp nhiều tùy chọn khác nhau để thiết lập môi trường sao cho phù hợp với nhu cầu riêng của doanh nghiệp. Các mô hình cơ sở hạ tầng đám mây khác nhau đi kèm với những thiếu sót khác nhau và các công ty có thể kết hợp hai trong số các mô hình bất cứ khi nào họ cần. Cho dù bạn chọn dịch vụ được quản lý hay không được quản lý, tất cả quyền lực vẫn nằm trong nhóm phát triển của bạn.
Các mô hình điện toán đám mây – Cloud Computing: Public Cloud, Private Cloud và Hybrid Cloud.
Các loại dịch vụ Cloud: Infrastructure-as-a-Service (IaaS), Platform-as-a-Service (PaaS), Software-as-a-Service (Saa)
Các dịch vụ hosting Cloud: Dịch vụ quản lý – Managed services, Dịch vụ không quản lý – Unmanaged services.
6. Phạm vi tiếp cận theo vị trí địa lý rộng:
Một lợi ích khác của đám mây là khả năng tiếp cận địa lý tuyệt đối của nó. Thay vì chỉ dựa vào một trung tâm dữ liệu tại một vị trí địa lý để lưu trữ phần mềm của bạn, các dịch vụ đám mây cho phép lưu trữ ứng dụng tại các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu.
Nhờ quản lý lưu lượng truy cập và ứng dụng toàn cầu của dữ liệu giá trị (master data), bạn có thể đảm bảo rằng khách hàng nhận được hiệu suất tốt nhất có thể của ứng dụng của bạn bất kể họ đang ở đâu vào thời điểm hiện tại.
Các doanh nghiệp cũng sử dụng mạng phân phối nội dung để tăng phạm vi tiếp cận theo địa lý, ngay cả khi ứng dụng được lưu trữ ở một vị trí duy nhất. Mạng phân phối nội dung là một tập hợp các dịch vụ được phân phối cao, đáp ứng trực tiếp các yêu cầu của người dùng, cung cấp quyền truy cập vào các ứng dụng, âm thanh, video hoặc các tệp khác. Điều này làm giảm các yêu cầu được thực hiện trực tiếp đến ứng dụng của bạn và giúp mở rộng quy mô ứng dụng tốt hơn.
7. Triển khai dễ dàng:
Dịch vụ đám mây cung cấp một số tính năng độc đáo cho phép các nhóm xử lý việc triển khai mà trước đây là không thể. Ví dụ: bằng cách tích hợp hệ thống kiểm soát tài nguyên (source) vào doanh nghiệp của mình, bạn có thể tự động hóa các phần nhất định của quá trình triển khai (như cung cấp tự động máy chủ hoặc thử nghiệm ứng dụng của bạn).
Hệ thống đám mây còn cung cấp khả năng thực hiện các triển khai không bị gián đoạn trong môi trường chạy chính thức của bạn. Sau khi đảm bảo rằng mọi thứ hoạt động chính xác, bạn có thể dễ dàng hoán đổi vai trò từ thử nghiệm sang chính thức để đưa vào hoạt động.
Nhóm phát triển của bạn cũng có thể sử dụng đám mây để định tuyến một tỷ lệ nhỏ lưu lượng (traffic) chính thức đến các phần đang thử nghiệm để kiểm tra các tính năng mới và đảm bảo mọi thứ hoạt động chính xác trước khi cung cấp cho người dùng.