Notice: Constant DISALLOW_FILE_EDIT already defined in /home/congty4/domains/demo.wptheme.vn/congty4/public_html/wp-content/themes/cedvietnam/functions.php on line 24

Notice: Constant DISALLOW_FILE_MODS already defined in /home/congty4/domains/demo.wptheme.vn/congty4/public_html/wp-content/themes/cedvietnam/functions.php on line 25
Học tập kinh nghiệm xã hội hóa đầu tư cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh – Web demo công ty 4

Từ ngày 23/10/2016 – 25/10/2016, Đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh do ông Nguyễn Đình Lộc, phó Giám đốc Sở Công Thương làm trưởng đoàn đã có chuyến đi thực tế học tập kinh nghiệm về xã hội hóa đầu tư cụm công nghiệp gắn với phát triển làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh.

Đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh

Cùng tham dự đoàn có bà Phan Thị Ái – Phó phòng QLCN Sở Công Thương làm thư ký đoàn, ông Nguyễn Duy Nghị – phó Chánh văn phòng UBND tỉnh, ông Trần Quang Hưng – chuyên viên UBND tỉnh, cùng các đồng chí Cán bộ lãnh đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND các huyện Đức Thọ, Can Lộc, UBND các xã Thái Yên, Trường Sơn (huyện Đức Thọ), Yên Lộc (huyện Can Lộc). Về phía Doanh nghiệp có ông Trần Tiến Sỹ – Giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư IDI, ông Trần Quốc Huy – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần CED.

Một số hoạt động  của đoàn tại tỉnh Bắc Ninh:

Trao đổi với Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh về kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với khu, cụm công nghiệp.

Tham dự buổi làm việc có ông Tạ Đăng Khoa – Giám đốc Sở Công Thương, ông Lê Dũng – Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp, cùng một số cán bộ Sở.

 Với tinh thần làm việc nghiêm túc và cởi mở, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh đã chia sẻ những kết quả nổi bật trong quá trình đầu tư công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh thời gian qua, đồng thời nêu lên những hạn chế, tồn tại mà tỉnh gặp phải và rút ra các bài học kinh nghiệm, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường và vấn đề quản lý nhà nước đối với khu, cụm công nghiệp.

Đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Bắc Ninh đã đạt được, đồng thời chia sẻ về tình hình xã hội hóa đầu tư cụm công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh, và đặt một số câu hỏi trao đổi thảo luận.

Nội dung trao đổi tập trung xoay quanh các vấn đề về kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động công nghiệp, cụm công nghiệp; quy hoạch đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; cơ chế chính sách của tỉnh trong vấn đề thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn; sự phối kết hợp giữa các ngành và doanh nghiệp về công tác quản lý cụm công nghiệp, đặc biệt là quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp.

Cũng trong chuyến đi này, dưới sự hỗ trợ dẫn đoàn của Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh, Đoàn đi thực tế và học tập kinh nghiệm tại hai địa điểm chính là làng gỗ Đồng Kỵ và CCN Đông Thọ.

Học tập kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh sản phẩm đồ gỗ tại làng mộc Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn.

Đồng Kỵ là một trong những làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam, các sản phẩm tại đây có tính chất tương đồng với Thái Yên nhưng ở trình độ và năng lực sản xuất cao hơn. Họ sớm quản lý hoạt động theo mô hình xã hội hóa làng nghề gắn với du lịch rất thành công.

Tại buổi tham quan, Đoàn được giới thiệu và chia sẻ về lịch sử và quá trình phát triển của làng gỗ Đồng Kỵ, tìm hiểu về mô hình xã hội hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch, tham quan hai cơ sở sản xuất và trưng bày đồ gỗ là cơ sở Hùng Long và cơ sở Hướng Mai.

Học tập kinh nghiệm đầu tư và quản lý tại CCN Đông Thọ, huyện Yên Phong do Công ty CP địa ốc Sông Hồng làm chủ đầu tư.

Cụm công nghiệp Đông Thọ là một mô hình rất thành công về doanh nghiệp đầu tư hạ tầng CCN tại tỉnh Bắc Ninh.

Tại đây, Đoàn tham quan trụ sở Ban quản lý CCN, hệ thống xử lý nước thải tập trung và một số hạng mục. Đồng thời, Đoàn có buổi trao đổi kinh nghiệm với lãnh đạo CCN, các chia sẻ và trao đổi hết sức thẳng thắn, nội dung trao đổi xoay quanh các vấn đề về quy hoạch đầu tư hạ tầng, chính sách hỗ trợ và thu hút đầu tư vào CCN, giá cho thuê hạ tầng, cơ chế quản lý và vận hành CCN, hệ thống xử lý nước thải…

Việc học tập kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Ninh mang đến những kinh nghiệm thực tế về việc vận hành và quản lý CNN rất hữu ích cho toàn đoàn. Qua đây, giúp các thành viên đoàn hiểu hơn về về hoạt động xã hội hóa đầu tư công nghiệp, cụm công nghiệp và cụm công nghiệp gắn với phát triển làng nghề, đồng thời tăng cường sự đoàn kết, phối hợp giữa các đơn vị trong công tác tổ chức xã hội hóa đầu tư cụm công nghiệp tại địa phương./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *