Nên thành lập chi nhánh tại Hà Tĩnh hay văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh?
Doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh hiện tại?
Nhưng không biết có những loại hình nào?
Nên chọn chi nhánh, văn phòng đại diện, hay địa điểm kinh doanh. Bài viết này sẽ giới thiệu các đặc điểm của chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh để doanh nghiệp nắm rõ:
1. Thế nào là Chi nhánh, VPĐD và ĐĐKD?
Theo Luật Doanh nghiệp 2014:
– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
– Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
– Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Như vậy, đây đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có thể mở trong hoặc ngoài địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, các loại hình này đều có những đặc điểm riêng biệt. Doanh nghiệp cần cân nhắc tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, quy mô, dự kiến kinh doanh của mình.
Ưu nhược điểm của chi nhánh, văn phòng đại diện là gì?
2. Ưu, nhược điểm của chi nhánh
– Ưu điểm:
+ Chi nhánh vừa thực hiện được chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.
+ Có thể lựa chọn giữa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập.
+ Đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Được phép đăng ký, sử dụng con dấu.
+ Được ký kết các hợp đồng giao dịch
– Hạn chế:
+ Người đứng đầu chi nhánh được ký kết hợp đồng giao dịch nếu có sự ủy quyền hợp pháp của giám đốc công ty công ty mẹ.
+ Mọi giao dịch do chi nhánh thực hiện với các đối tác được hiểu là thực hiện theo sự ủy quyền của doanh nghiệp. Khi có tranh chấp, phát sinh nợ nần, doanh nghiệp là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và trước đối tác.
3. Ưu nhược điểm của văn phòng đại diện
– Ưu điểm:
+ Vẫn có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động riêng và con dấu riêng để phục vụ các hoạt động trong nội bộ của văn phòng đại diện.
+ Với chức năng đại diện theo ủy quyền, VPĐD không phải nộp thuế môn bài
+ Có thêm một địa điểm thuận lợi hơn để trưng bày sản phẩm, đua sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.
– Hạn chế:
+ Chỉ thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp. Tức là VPĐD chỉ có chức năng quảng bá, giao dịch và tiếp thị. Về cơ bản, VPĐD là địa điểm để quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp, là nơi để giải đáp, tư vấn cho khách hàng.
+ Không có chức năng ký kết hợp đồng cũng như mua bán.
+ Hình thức hạch toán phụ thuộc
4. Ưu nhược điểm của địa điểm kinh doanh (ĐĐKD)
– Ưu điểm:
+ So với VPĐD, ĐĐKD có chức năng kinh doanh.
+ Phù hợp với các DN muốn hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau trong cùng tỉnh/thành phố nhưng vẫn kê khai thuế phụ thuộc.
+ Nộp thuế môn bài 1.000.000 VNĐ cho 01 năm tài chính hoạt động.
– Hạn chế:
+ Chỉ được mở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính/chi nhánh.
+ Không được đăng ký và sử dụng con dấu.
+ Kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ.
Để được tư vấn và hỗ trợ thành lập chi nhánh tại Hà Tĩnh, thành lập Văn phòng đại diện tại Hà Tĩnh, liên hệ với Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Tĩnh của chúng tôi:
Địa chỉ: Số 255 Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Fanpage: Dịch vụ tư vấn phát triển doanh nghiệp Hà Tĩnh
Tư vấn thành lập công ty tại Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.79.79.89/0915.321.286