Thời hạn của bằng lái xe B2 là bao lâu? Đó là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trước và sau khi học bằng B2 vì khi lỡ để quá han thì bạn sẽ phải thi lại cả lý thuyết và thực hành. Do vậy, để tránh trường hợp đáng tiếc, chúng tôi sẽ giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc liên quan đến thời hạn bằng lái xe B2.
Bằng B2 là gì?
Theo các quy định về giao thông hiện hành, giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được coi là loại giấy phép bắt buộc khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Hiện nay, bằng B2 thường được hiểu là bằng lái xe ô tô và là loại bằng lái phổ biến nhất, được nhiều tài xế lựa chọn để thi. Với loại giấy phép này, người điều khiển phương tiện có thể tham gia giao thông bằng nhiều cách khác nhau.
Thời hạn của bằng B2
Bằng lái xe B2 là bằng lái xe khá phổ biến hiện nay vì nó có hiệu lực hơn nhiều so với bằng lái xe B1. Qua nhiều lần thay đổi quy định về thời hạn của bằng lái xe, giấy phép lái xe hạng B2 được quy định có thời hạn trong 10 năm. Khác với bằng lái xe B1 được gia hạn đến khi lái xe đủ 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam. Bằng lái xe càng cao như C, D, E… thì thời hạn càng ngắn (5 năm).
Sắp hết hạn bằng B2 thì phải làm gì?
Người có giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng (tính từ 10 năm sau khi hết hạn) chỉ cần làm thủ tục để đổi giấy phép lái xe. Nếu muộn hơn thì phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Hồ sơ để đổi, cấp giấy phép lái xe mới trước khi hết hạn như sau:
– Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định.
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
– Bản sao bằng lái xe hợp lệ, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có số chứng minh nhân dân.
Xem thêm: Phân biệt bằng lái xe ô tô B1 và B2
Nếu bị quá hạn bằng B2 thì phải làm sao?
Những người lái xe hết hạn sử dụng giấy phép trên 3 tháng sẽ phải thi lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể:
– Quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm phải thi lại lý thuyết.
– Quá hạn từ 1 năm trở lên phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Vì vậy, người lái xe cần lưu ý thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe. Nếu sắp hết hạn thì cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để yêu cầu đổi GPLX.
Theo đó, các bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Bản sao giấy phép lái xe, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu có ghi số CMND còn thời hạn (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
– Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định.
– Bản sao bằng lái xe hết hạn.
Các câu hỏi thường gặp
1. Nếu phải thi lại lý thuyết và thực hành thì tôi có bắt buộc phải đăng ký học mới từ đầu tại các trung tâm đào tạo lái xe không?
Theo quy định tại khoản 8 điều 48 của nghị định 58, người dự sát hạch lại có nhu cầu ôn tập, đăng ký với cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp lệ phí ôn tập theo quy định, không phải học lại theo chương trình đào tạo.
2. Thời gian cấp lại bằng lái xe mới là bao lâu?
Thời gian cho cấp phép bằng lái xe mới kể từ ngày làm thủ tục cấp phép chậm nhất không quá 10 ngày làm việc