Bong võng mạc là một bệnh lý nguy hiểm về mắt dễ dẫn đến mù lòa. Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp hỗ trợ cải thiện phổ biến nhất. Vậy mổ bong võng mạc bao lâu thì khỏi? và làm thế nào để chăm sóc mắt sau phẫu thuật ?. Hãy cùng Wit-Ecogreen tìm hiểu trong bài viết này.
Bệnh bong võng mạc và giải pháp hỗ trợ cải thiện bằng phẫu thuật
Nội dung chính
Bong võng mạc xảy ra khi bạn mắc một số các bệnh như: cận thị, tiểu đường, phụ nữ cận thị mang thai, gia đình có tiền sử võng mạc khác thường, chấn thương nhãn cầu do phẫu thuật không thành công.
Một số căn bệnh này sẽ khiến võng mạc rối loạn dinh dưỡng gây giảm thị lực, và bị co kéo có chỗ bị dát mỏng tạo thành những lỗ thủng, nước từ trong mắt chảy qua lỗ thủng phía sau võng mạc dẫn đến võng mạc bong ra khỏi thành nhãn cầu (1).
Bong võng mạc diễn ra khi võng mạc bị bong ra khỏi thành nhãn cầu. Phần võng mạc bong ra sẽ gây quáng gà hay một điểm mù cho người bệnh. Nếu không dùng biện pháp hỗ trợ cải thiện sớm, bong võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực một phần hay mất thị lực toàn phần.
Bong võng mạc là một trong những bệnh lý mắt nguy hiểm, dễ gây mù
Theo GS.TS Đỗ Như Hơn: “các nghiên cứu về mắt ở cấp độ sinh học phân tử đã khẳng định lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE có vai trò quan trọng đối với cấu trúc võng mạc và thị lực nói chung. Nó là màng thấm giữ cân đối lượng dịch giữa võng mạc và mạch máu, ngăn cản thành phần có hại từ mạch máu đi vào võng mạc. Đồng thời thực bào chất độc bảo vệ tế bào thị giác giúp mắt sáng khỏe. Do đó, giúp RPE đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả, an toàn chính là chìa khóa để bảo vệ võng mạc và thị lực.”
Còn một khi võng mạc đã bị bong thì phẫu thuật là phương pháp duy nhất để hỗ trợ cải thiện. Tuy nhiên, tùy theo thời gian mắc bệnh, vị trí và mức độ tổn thương, chuyên gia sẽ quyết định chọn một trong ba phương pháp:
- Dán võng mạc bằng khí: Chuyên gia gây tê tại chỗ rồi bơm vào mắt bóng khí. Bóng khí này sẽ tăng dần thể tích, đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt. Sau đó, chiếu laser hoặc áp lạnh xung quanh lỗ rách. Bóng khí sẽ biến mất sau 1 – 2 tuần.
- Dán củng mạc: Chuyên gia dùng miếng silicon đặt ở bên ngoài thành mắt, đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt; sau đó chiếu laser và áp lạnh để dán võng mạc.
- Cắt pha lê thể: Được áp dụng khi hai phương pháp trên thất bại hoặc trường hợp bệnh nặng. Chuyên gia sẽ cắt tất cả các mô xơ trong võng mạc, sau đó dán võng mạc lại. Sau mổ, mắt sẽ được bơm đầy một chất khí hoặc chất dầu silicon.
Mổ bong võng mạc bao lâu thì khỏi?
Việc xác định thời gian chính xác để lành bệnh còn tùy thuộc và thể trạng của người bệnh cũng như các biện pháp tái khám và chăm sóc mắt sau khi mổ (2).
Dưới đây là thời gian phục hồi trung bình của từng phương pháp mổ bong võng mạc:
- Đối với dán võng mạc bằng khí nén: thời gian hồi phục khoảng 3 tuần
- Đối với dán củng mạc: thời gian hồi phục thường từ 2 đến 4 tuần
- Đối với cắt pha lê thể: thời gian hồi phục khoảng 4 đến 6 tuần
Một số trường sau khi mổ mắt thị lực chưa được phục hồi ngay lập tức. Vì vậy, để quá trình hồi phục mắt nhanh nhất, bệnh nhân cần phải kiên nhẫn, tái khám đúng hẹn và thực hiện đúng các lời khuyên từ Bác Sĩ.
Các biến chứng nguy hiểm sau khi phẫu thuật bong võng mạc
Phẫu thuật bong võng mạc là phẫu thuật lớn của nhãn khoa và kéo dài do đó bệnh nhân sau mổ thường mệt và có thể nôn ói, dễ xuất hiện nhiều biến chứng sau mổ nguy hiểm.
Cụ thể, biến chứng sớm sau mổ là xuất huyết võng mạc chiếm tỷ lệ 14%, tăng nhãn áp: 11,63%, tăng sinh dịch kính võng mạc: 11,6%, viêm màng bồ đào: 2,3%. Biến chứng muộn là tổ chức hoa dịch kính: 11,4%, tăng nhãn áp: 8,6%, tăng sinh dịch kính võng mạc: 31,43%, màng trước võng mạc: 17,14% và bong võng mạc tái phát: 28,57%.
Đa số những bệnh nhân sau mổ võng mạc chỉ phục hồi thị lực một phần nào đó. Hình ảnh nhìn thấy thường méo, cong. Nếu xuất hiện tình trạng mắt nhìn mờ, thấy dợn sóng thì cần sớm đến bệnh viện để được chuyên gia chẩn đoán và hỗ trợ cải thiện kịp thời.
Chăm sóc mắt sau mổ bong võng mạc
Người bệnh cần sử dụng đủ và đúng các loại thuốc sau mổ được Bác Sĩ kê đơn để chống phản ứng viêm và nhiễm trùng sau mổ. Có thể tháo băng ở mắt ra, vì nếu sử dụng băng mắt liên tục sẽ tạo điều kiện cho vị khuẩn phát triển và làm tổn hại đến mắt.
Sử dụng kính đeo mắt khi muốn ra đường, tránh bụi bẩn bay vào mắt làm tổn thương giác mạc.Ngoài ra, một số trường hợp mổ bong võng mạc bệnh nhân không được phép đi máy bay trong vòng 4 đến 6 tuần. Cần phải tham khảo ý kiến của Bác Sĩ trước khi đi máy bay (3).
Bạn cần nghỉ ngơi và ít vận động hơn sau phẫu thuật vài tuần. Bác sĩ nhãn khoa của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể tập thể dục, lái xe hoặc làm những việc khác.
Từ thế nằm cũng là một trong những yếu tố quan trọng để phục hồi võng mạc sau mổ. Tư thế của đầu được khuyến nghị thường là nằm sấp để các bóng khí ép hết dịch ra ngoài đồng thời giúp áp võng mạc lại.
Tuyệt đối không gội đầu, tắm rửa hay để nước vào mắt vì nếu vết mổ chưa kín lại có thể gây nhiễm trùng bên trong mắt gây nên mù lòa.
Nên tái khám đúng hẹn, thường thì thời gian theo dõi sẽ là 1 ngày sau mổ, 1 tuần sau mổ, 2 tuần sau mổ, 6 tuần sau mổ, sau đó 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Nếu trong quá trình chăm sóc xuất hiện các triệu chứng ở mắt như : chảy máu ở mắt, nhiễm trùng mắt,.. thì cần lập tức tái khám ngay.
- Thoái hóa võng mạc là gì? Cách điều trị và phòng ngừa sớm
- Bệnh võng mạc tăng huyết áp: Cách ngăn ngừa và cải thiện bệnh
- Mổ đục thủy tinh thể và 10 điều bạn cần biết khi phẫu thuật
- Đục thủy tinh thể (Cườm khô, đá): Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
- Ánh sáng xanh là gì? Tác hại của ánh sáng xanh với mắt