Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn tăng cường công tác tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.
Thời gian qua, hệ thống pháp luật về bảo tồn, bảo vệ và phát triển bền vững các loài hoang dã của nước ta đã được hoàn thiện, phù hợp với pháp luật quốc tế và thực tiễn đất nước. Các cấp, các ngành đã có nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, nhất là đấu tranh, triệt phá các đường dây vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật hoang dã, tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về nhiều mặt.
Tuy nhiên, tình trạng săn, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã còn diễn biến phức tạp ở một số địa bàn, địa phương, dẫn tới gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng sinh thái, sức khỏe con người và uy tín của đất nước trên trường quốc tế; cùng với đó còn phát sinh rủi ro truyền nhiễm dịch bệnh sang người, gia súc, gia cầm.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã còn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, đó là nhận thức của người dân, của xã hội trong việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm còn nhiều hạn chế. Do vậy, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền cho các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm, thông qua việc tuyên truyền những quy định của pháp luật về các hành vi nghiêm cấm: săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.
Cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam cần hành động chung tay bảo tồn, phục hồi, bảo vệ đa dạng sinh học; chia sẻ và lan tỏa thông điệp, tạo nên trào lưu và chuẩn mực xã hội tốt đẹp về lối tiêu dùng văn minh và hành vi thân thiện với môi trường thiên nhiên, hướng đến mục tiêu giảm thiểu nhu cầu sử dụng, đẩy lùi nguy cơ săn, bắt, buôn bán, góp phần ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài, bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam; góp phần tổ chức thực hiện hiệu quả trong xử lý các điểm đen về xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.
Việc tuyên truyền có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; biên soạn các tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, khẩu hiệu; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu; trưng bày, triển lãm; hội thảo khoa học; xây dựng các bộ phim tuyên truyền; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, mạng xã hội hoặc lồng ghép nội dung tuyên truyền về động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm vào các hoạt động cộng đồng…
Thông qua hoạt động tuyên truyền tạo phong trào sôi nổi, tạo dư luận xã hội ủng hộ, lên án, tẩy chay; vận động, kêu gọi cộng đồng thay đổi hành vi, thói quen trong cuộc sống hàng ngày góp phần giảm thiểu tiến tới chấm dứt săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.
Về trọng tâm tuyên truyền, cần tập trung vào một số nội dung: Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Công ước quốc tế về bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên, quản lý động vật hoang dã. Thực trạng và công tác bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam, nhất là thực trạng việc săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; vai trò, ý nghĩa, tác dụng của động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm đối với gìn giữ môi trường và đảm bảo đa dạng sinh thái. Trách nhiệm và hành động của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, các doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức và mỗi người dân trong tham gia bảo tồn động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; các mô hình hay, cách làm tốt, các tấm gương về bảo tồn, bảo vệ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm ở địa phương, khuyến khích, động viên người dân tham gia phát hiện, ngăn chặn nạn khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý những hành vi buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm của các cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền về các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, cấm khai thác và được khai thác có điều kiện. Những quy định nghiêm cấm hành vi săn, bắt, động vật, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Các quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.
Đồng thời, giới thiệu các mô hình, xu hướng sản xuất xanh, lối sống xanh, tiêu dùng xanh tới cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhằm khơi dậy, thúc đẩy, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật, thực vật trong toàn xã hội./.
- Phasellus vitae ligula sodales, auctor orci quis, fermentu retra in ipsum vitae
- Phasellus vitae ligula sodales, auctor orci quis, fermentu retra in ipsum vitae
- Sửa điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp
- Nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã
- Khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo tư tưởng Hồ Chí Minh