Bà Sara đã đưa con trở lại Isarel vào đầu những năm 90 để con cái nhận được giáo dục tốt nhất. Tại Isarel, tư tưởng giáo dục của bà đã có những thay đổi rất lớn để phù hợp với môi trường xã hội. Hai con trai của bà sau khi tốt nghiệp đại học đã vào quân ngũ, rồi sau đó đều trở thành tỷ phú ở độ tuổi rất trẻ. Con gái của Sarah cũng sắp tốt nghiệp 1 trường đại học danh giá.
Để có được sự thành công trong việc nuôi dạy con cái này, Sara đã áp dụng 3 phương pháp giáo dục trẻ em sau đây:
Chìa khóa vàng số 1: Bồi dưỡng khả năng sinh tồn
Trong gia đình người Do Thái, các công việc trong nhà sẽ có các mức giá khác nhau. Mỗi đứa trẻ sẽ được chọn một nhiệm vụ tùy thích. Sau khi hoàn thành công việc, các bé sẽ được nhận phần thưởng theo giá đã định.
Điều này giúp cho trẻ có trách nhiệm, biết hợp tác, biết làm các công việc trong nhà để tăng khả năng sinh tồn, tự lập cũng như biết cách tự quản lý tài chính.
Ở Isarel, bà Sara đã phải tự làm nem cuốn để bán kiếm tiền nuôi gia đình. 3 người con của bà cũng phải giúp đỡ bán hàng và sẽ nhận được tiền thưởng tương ướng với nem bán được. Ban đầu lũ trẻ khá xấu hổ không dám mời ai cả. Dần dần chúng bắt đầu quen việc và biết cách chào mời khách hàng. Thậm chí 3 đứa trẻ còn biết tham gia và các buổi tụ tập bạn bè để có thể có nhiều đầu mối bán hàng hơn nữa.
Nhờ vào việc bán hàng, lũ trẻ đã học được kỹ năng xã hội, thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường cũng như đưa ra ý kiến giúp mẹ cải tiến hương vị phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng.
Sara Imas kết luận rằng: Khả năng quản lý không nhất định phải học từ trường học mà chính gia đình là môi trường dạy trẻ tốt nhất.
Chìa khóa vàng số 2: Không nuông chiều trẻ để rèn luyện ý chí kiên cường
Sara Imass cho rằng nhiều gia đình châu Á chỉ có một con vì vậy mà đứa trẻ được chiều chuộng quá mức. Điều này dẫn đến việc đứa trẻ sẽ không chịu đựng được khó khăn, gian khổ của cuộc sống khắc nghiệt sau này.
Ngược lại nếu cha mẹ không đáp ứng ngay nhu cầu của con cái có thể giúp chúng trở nên tự lập, mạnh mẽ và trưởng thành hơn.
Sara đã đưa ra một thử nghiệm tâm lý như sau: một nhóm học sinh tiểu học được phát cho mỗi bé một chiếc kẹo. Các bé có thể ăn kẹo bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nếu bé nào nhịn không ăn đến hết ngày sẽ được thưởng thêm một chiếc nữa.
Kết quả có một số bé nhịn ăn kẹo được và một số bé thì không. Sau này khi lên đến đại học, các bé đã nhịn ăn kẹo có kết quả học tập tốt hơn và cũng tìm được việc lương cao hơn.
Chìa khóa vàng thứ 3: Huấn luyện trẻ tự giải quyết vấn đề
Trẻ em Do Thái khi đủ 18 đều rất tự lập. Bí quyết của việc này là các bậc cha mẹ Do Thái sẵn sàng làm các bậc phụ huynh chỉ đạt 80/100 điểm. Họ cố tình để lại một số vấn đề để con cái tự đối mặt và giải quyết.
Sara đã nêu ra một nguyên tắc trong cuốn sách là “giáo dục chậm”. Người Do Thái cho rằng nuôi một đứa trẻ cũng như trồng một bông hoa, phải kiên nhẫn chờ đợi hoa nở. Sự giáo dục chậm này không phải chỉ thời gian mà muốn nói cha mẹ phải kiên nhẫn với con cái, không đánh giá vội vàng các hành động của con.
Cha mẹ không nên thay con giải quyết vấn đề mà cần để cho con cái tự đối mặt với cuộc sống của mình. Ba mẹ không được vì yêu thương con quá mà kiểm soát, quản lý con quá mức.
Ví dụ như trong lần cắm trại đầu tiên của trẻ, mẹ muốn giúp trẻ chuẩn bị đồ đạc nhưng nghĩ đến lời khuyên của hàng xóm, mẹ chỉ giám sát và để con tự làm. Đứa trẻ rất phấn khích với việc có thể tự tay làm mọi thứ.
Cha mẹ tốt là người biết lùi lại để con cái tự giải quyết vấn đề của mình