Sổ tay sử dụng xe ô tô đúng cách

Kinh tế phát triển cùng với ngành công nghiệp ô tô bùng nổ thì chiếc ô tô đã không còn xa lạ. Việc sử dung nó đúng cách sẽ giúp bạn an toàn hơn trên các chuyến hành trình cũng như tăng tuổi thọ cho xe.

Những lưu ý người dùng ô tô đúng cách cũng như những điều nên tránh khi sử dụng xe:

Cách ngồi lái ô tô đúng tư thế

Tư thế khi lên xe

Tư thế khi lên xe

Với mỗi lái xe, khi đã ngồi trước vô lăng là phải rất thận trọng, ngồi đúng tư thế giúp có khả năng quan sát, điều khiển xe tốt nhất cũng như hạn chế các rủi ro, tai nạn không mong muốn.

1. Khoảng cách giữa đầu với trần xe: Tầm quan sát tốt nhất được cho là khi người lái điều chỉnh độ cao ghế sao cho khoảng cách giữa đầu và trần xe tương đương độ rộng của 4 ngón tay. Lúc này người lái chỉ cần gập ngón tay cái, khép 4 ngón còn lại và đưa bàn tay lên đầu để đo khoảng cách cần thiết.

2. Tư thế chân: Chân phải của lái xe khi đạp phanh hết cỡ vẫn còn tạo một góc 30 độ. Điều này giúp cho người lái có lực tốt nhất để đạp phanh, đồng thời tránh tình trạng lực dồn từ bàn chân lên hông gây chấn thương nếu chẳng may xảy ra va chạm.

3. Ghế ngồi: không nên ngả quá ra phía sau vì lưng không có điểm tựa, người sẽ trôi lên khi phanh gấp. Tuy vậy cũng không nên thẳng quá, gây khó khăn cho cánh tay, lưng.

4. Dây an toàn: Kiểm tra kỹ bằng cách giật mạnh đầu treo.

5. Tư thế cầm vô lăng: Tuân thủ đánh lái theo hướng 3 giờ và 9 giờ.

3 thiết bị không nên gắn trong xe ô tô

Việc lắp thêm những thiết bị hoặc đồ chơi vào xe có thể làm tăng nguy cơ rủi ro, tai nạn cao. Một là, các nhà sản xuất phương tiện khuyên rằng, chủ xe không nên gắn hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vào xe. Mặc dù hệ thống GPS có thể cho biết điểm bạn cần tới và tiện lợi hơn nhiều một chiếc bản đồ trong khi đang đi trên đường. Tuy nhiên, đây lại là nhân tố gây mất tập trung bậc nhất.

Một nghiên cứu của hãng bảo hiểm Privilege Insurance cho thấy, 19% người sử dụng GPS bị mất tập trung khi điều khiển ô tô, trong khi chỉ 17% mất tập trung khi sử dụng bản đồ. Mặc dù sự mất tập trung này có thể hạn chế đáng kể thông qua việc thực hành trước với GPS và lập trình đường đi dự kiến trước khi xuất phát, song các thiết bị GPS lắp thêm vẫn tạo ra 2 hiểm họa: hạn chế tầm nhìn và nguy cơ mảnh vỡ găm vào người khi tai nạn.

Lắp màn hình ti vi trong xe gây mất tập trung và nguy cơ tai nạn có thể tăng cao.

Hai là màn hình trên táp – lô cũng là nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ cao khi lái xe. Báo cáo của hãng Nielsen cho thấy, trung bình một người Mỹ xem truyền hình 151 giờ mỗi tháng, tương đương với khoảng 5 giờ mỗi ngày vì thế nhiều người muốn lắp màn hình trên ô tô của họ. Những âm thanh, hình ảnh… sẽ gây mất tập trung, ảnh hưởng tới người vận hành xe. Nhiều bang ở Mỹ thực thi quy định cấm này. Rõ ràng, việc không xem truyền hình khi đang điều khiển xe giúp bạn an toàn hơn nhiều.

Ba là không nên gắn kính màu. Các cửa kính màu không chỉ ngăn 65% nhiệt lượng của ánh sáng mặt trời và 99,9% tia cực tím làm hư hại nội thất, mà nhiều chủ xe còn cho rằng với kính màu, họ được riêng tư giống như một ông chủ. Nguy cơ không chắc chắn hơn, song không kém phần nguy hiểm là kính màu làm giảm tiếp xúc giữa mắt với người bộ hành và những lái xe khác.

 

Không nên gắn kính màu vào xe

Không nên gắn kính màu cho xe ô tô

5 lỗi thường gặp khi bảo dưỡng xe

Mang xe đi bảo dưỡng, sửa chữa, nhiều chủ xe cho rằng đó là cách “xử đẹp” với “xế xộp” của mình. Tuy nhiên, việc làm đó có khi lại làm “tổn thọ” cho xe. Đặc biệt, khi vào tay những thợ “lởm” thì chắc chắn, bạn sẽ bị “vặt” mà xe lại dễ bị “luộc đồ”, thay thế linh kiện kém chất lượng, thậm chí là “lợn lành chữa thành lợn què”.

Bảo dưỡng e đúng cách

Bảo dưỡng xe tại đại lý chính hãng

1. Đối với lốp xe: Cần kiểm tra lốp dự phòng và bạn nên có một lọ keo vá xe trong ngăn để hành lý. Nhưng loại keo vá này không thể sử dụng để vá những lỗ thủng trên thành lốp. Nếu lốp xe của bạn bị mòn một cách bất thường, hãy kiểm tra góc đặt bánh xe.

2. Hãy kiểm tra toàn bộ hệ thống đèn xe: Kiểm tra bằng cách nhờ một người đứng bên ngoài xe và giúp bạn kiểm tra khi bạn điều chỉnh đèn, chiếu gần và xa, các đèn xi-nhan, đèn phanh và đèn sương mù.

3. Kính chắn gió và cần gạt nước: Nếu kính chắn gió của xe bạn bị rạn – đừng tháo nó đi. Cửa hàng phụ tùng thông dụng thường có một bộ sửa kính chắn gió tự phục vụ giúp bạn ngăn những vết rạn nhỏ không trở thành vết nứt vỡ lớn.

Lau sạch cần gạt nước bằng một chiếc khăn nhúng trong dung dịch tẩy rửa. Không nhất thiết phải dùng một dung dịch rửa kính xe đặc biệt nào – một vài giọt nước rửa bát hòa với nước đã có thể mang lại tác dụng tốt.

4. Kiểm tra phanh: Nếu bạn nghi ngờ phanh có vấn đề, hãy để ý đến nó ngay lập tức. Pedal phanh có bị lỏng? Chiếc xe có bị lệch về 1 phía khi phanh?

5. Kiểm tra giảm xóc: Bạn không thể tự thay hay sửa bộ giảm xóc; chỉ có đại lý mới làm được điều này. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra xem chúng có vận hành tối ưu hay không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *