Giấy in bill, giấy in tem chắc hẳn là sản phẩm không còn xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên để hiểu rõ về các loại giấy in bill và giấy in tem trên thị trường thì còn là thông tin được ít người biết tới. Thông thường chúng ta mua cho công ty theo một sự bắt chước mà không thật sự hiểu về chúng, tại sao phải mua hay dùng loại giấy này mà không phải loại giấy khác? Trong bài viết này VUTAPOS sẽ giới thiệu để các bạn về các loại giấy in hóa đơn, giấy in tem đang phổ biến nhất trên thị trường.
Nội dung chính
Giấy in bill là gì?
Giấy in hóa đơn là loại giấy chuyên dụng để các doanh nghiệp, cửa hàng in thông tin thanh toán. Ngoài tên gọi trên, sản phẩm này còn được biết đến với những tên gọi khác như giấy in bill, giấy in nhiệt. Quy cách giấy không phải dạng tờ mà được cấu tạo dạng cuộn để phù hợp khi sử dụng trong máy in hóa đơn. Kích cỡ cuộn giấy đa dạng về cả độ rộng lẫn độ dài để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Các loại giấy in phổ biến trên thị trường
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại giấy in hóa đơn bán lẻ, giấy in bill. Nhưng phổ biến hiện nay đang được sử dụng nhiều chính là giấy in nhiệt (không cần sử dụng mực in và in trực tiếp trên từng mặt giấy) và giấy in kim (in các loại hóa đơn cần nhiều liên để các bên đều có chứng từ lưu trữ)
Giấy in kim
Giấy carbonless là loại giấy được làm từ bột giấy nguyên chất. Trên bề mặt phủ một lớp hợp chất hóa học, đóng vai trò là thuốc nhuộm. Khi bạn viết ở trang đầu, nội dung sẽ được in ra trang sau bởi khả năng tự in của giấy khi viết.
Ưu điểm của giấy là hiển thị nhanh và rõ nét, có khả năng chịu nhiệt cao, cho chất lượng in tốt, rõ nét và không bị nhòe mực. Giấy cacbon in kim thường được sử dụng để in ấn hóa đơn, phiếu kiểm kho, hóa đơn thanh toán khi quẹt thẻ ATM, giúp lưu trữ chứng từ có sự xác nhận từ cả 2 bên.
-
Giấy in hóa đơn 2 liên
Giấy carbon 2 liên hay còn gọi là giấy in hóa đơn kim 2 liên dùng để lưu thông tin giao dịch và xác nhận giao dịch. Hai liên có màu khác nhau để phân biệt. Giấy in hóa đơn 2 liên carbonless có 2 dạng cơ bản là
-
- Dạng cuộn: khổ giấy 75mm (k75), dài 50m. Cuộn giấy được cấu tạo thành 2 liên, liên ngoài chất liệu bằng giấy fort, liên trong là giấy than carbon. Giấy carbon 2 liên dùng để in hóa đơn, in bill với băng mực bằng máy in khổ 76mm như Epson TM-U220B, Bixolon…
- Dạng tờ A4, A5: dùng để in hóa đơn chứng từ bằng máy in kim
-
Giấy in hóa đơn 3 liên
Giấy in hóa đơn 3 liên được hầu hết doanh nghiệp tin dùng trong kinh doanh và giao dịch. Ưu điểm của giấy là bề mặt láng mịn, bền dai và không có hóa chất độc hại, đặc biệt thiết kế loại 3 liên khá phổ biến nhất hiện nay. Giấy in hóa đơn 3 liên giúp dễ dàng lưu thông tin giao dịch và xác nhận giao dịch 3 liên giấy phân màu khác nhau: trắng, xanh, hồng cùng bề mặt bóng mịn, không cặn bẩn giúp dễ dàng sử dụng.
Giấy in nhiệt
Giấy in hóa đơn cảm nhiệt là loại giấy mảnh, khổ nhỏ được phủ lớp bột hóa chất cảm nhiệt, lớp bột này sẽ chuyển thành màu đen khi có tác động của nhiệt độ. Chính vì vậy khi giấy cảm nhiệt chạy qua đầu in nhiệt của máy in hóa đơn sẽ tạo ra chữ in hoặc hình ảnh.
Sử dụng máy in hóa đơn nhiệt kết hợp với giấy in bill nhiệt sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể về mực in, bạn cũng không cần lo lắng là mực trong máy bao giờ cần phải thay hoặc hết mực.
-
Giấy in nhiệt K57
Giấy in nhiệt K57 còn được gọi là giấy in hóa đơn nhiệt K57, giấy in bill nhiệt K57, có chiều rộng của khổ giấy in hóa đơn bán lẻ là 57mm. Khổ giấy này chuyên dùng cho in bill bán lẻ, các máy in bill khổ nhỏ, in bill tiền điện.
Giấy in hóa đơn nhiệt K57 là loại giấy in hóa đơn 1 liên chuyên dùng cho việc in hóa đơn bán lẻ. Đây là loại giấy chuyên dụng cho các loại máy in hóa đơn kích cỡ trung bình, nhỏ. Ngoài thông số này, khi chọn mua giấy in hóa đơn, bạn nên lưu ý đến đường kính của cuộn giấy (45 mm, 38 mm,…) sao cho phù hợp nhất với loại máy in nhiệt mà bạn đang sở hữu.
-
Giấy in nhiệt K80
Tương tự như K57, con số 80 là đại diện cho động rộng 80 mm của loại giấy in bill này. Loại giấy này thường được sử dụng để in hóa đơn khổ lớn, thích hợp với các loại máy in có khổ in rộng.
Có rất nhiều thương hiệu khác nhau sản xuất hai loại giấy in hóa đơn này, tuy nhiên, qua đánh giá của hầu hết những người thường xuyên sử dụng giấy thì sản phẩm của thương hiệu Oji, Matsu và Hansol là chất lượng và đáng tin cậy.
Giấy in mã vạch là gì?
Giấy in mã vạch là loại giấy đặc biệt được sử dụng để in thông tin và mã vạch của sản phẩm nhằm mục đích tối ưu hóa việc quản lý và kiểm kê hàng hóa cho doanh nghiệp. Ngoài cách gọi như trên, loại giấy này còn được biết đến với những cái tên khác như giấy in tem nhãn, decal in mã vạch, decal tem nhãn,…
Thông thường, giấy in mã vạch sẽ có hai mặt. Mặt trên là một lớp giấy có độ bóng hoặc nhám dùng để in các thông tin về sản phẩm mà người sử dụng mong muốn và mặt dưới là lớp keo có công dụng giúp đính tem nhãn lên bề mặt sản phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại giấy in đều giống nhau. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà các loại giấy in tem nhãn mã vạch cũng được phân thành nhiều loại khác nhau và hiển nhiên rằng cấu tạo của những loại giấy này cũng sẽ có những sự khác biệt riêng.
Phân loại giấy in tem nhãn mã vạch dựa trên công nghệ in ấn
-
Giấy in mã vạch in nhiệt trực tiếp
Giấy in mã vạch in nhiệt trực tiếp còn có tên gọi khác là giấy in cảm nhiệt. Điều đặc biệt nhất của loại giấy này là khi sử dụng bạn không cần chuẩn bị thêm các loại mực in chuyên dụng.
Để tạo ra thông tin, đầu in của máy sẽ tác động nhiệt trực tiếp lên bề mặt của giấy in mã vạch. Chất mụi than trên giấy in được đốt nóng để tạo ra các thông tin cần thiết. Tuy sở hữu ưu điểm tiết kiệm chi phí mực in nhưng giấy in cảm nhiệt lại có nhược điểm là những thông tin trên tem nhãn lại có tuổi thọ khá thấp, chỉ khoảng dưới 1 năm, dễ bị phai mờ, trầy xước. Ngoài ra, do tiếp xúc trực tiếp với giấy in để tạo ra thông tin nên đầu in của máy cũng không bền, khó sử dụng lâu dài. Loại giấy này thường được sử dụng trong các ngành tiêu dùng nhanh và lĩnh vực bán lẻ (Siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…)
-
Giấy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp
Loại giấy in mã vạch này còn được biết đến với cái tên giấy in mã vạch chuyển nhiệt. Với loại giấy in này, doanh nghiệp bạn sẽ phải sử dụng thêm mực in để tạo ra các thông tin trên tem nhãn. Thị trường hiện nay có rất nhiều những loại mực in khác nhau như mực in mã vạch Wax – Resin. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ chọn cho doanh nghiệp loại mực phù hợp nhất.
Không giống với giấy in cảm nhiệt, để tạo ra thông tin trên loại giấy in tem nhãn này, máy in mã vạch sẽ đốt nóng mực in khiến chúng nóng chảy và tạo ra những nội dung mà người sử dụng mong muốn. Lúc này, đầu in của máy không cần tiếp xúc trực tiếp với giấy in nên tuổi thọ đầu in được kéo dài hơn. Ngoài ra, các tem nhãn được tạo ra từ loại giấy in này sẽ có chất lượng bền hơn, hạn chế tình trạng phai, mờ thông tin. Giấy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp thường sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, các ngành công nghiệp đòi hỏi tem nhãn có tuổi thọ cao.
Phân loại giấy in tem nhãn mã vạch dựa trên chất liệu
- Decal giấy: Có thể nói đây là loại giấy in được sử dụng phổ biến nhất và bạn dễ dàng bắt gặp chúng trên các sản phẩm hàng hóa xung quanh mình nhất. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều môi trường từ văn phòng cho đến các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, cửa hàng bán lẻ, siêu thị,… Ưu điểm nổi trội nhất của loại giấy in tem nhãn mã vạch này chính là giá cực rẻ.
- Decal nhựa PVC: Loại giấy in mã vạch này được tạo nên từ nhựa dẻo (thường là polyeste). Decal này có độ bền cực cao, vô cùng dẻo dai và hạn chế được sự trầy xước cũng như tình trạng tem nhãn bị rách trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Nhờ vào những đặc điểm nổi trội này, giấy in tem nhãn mã vạch nhựa PVC thường được ứng dụng trong lĩnh vực Logistic (đường biển, đường hàng không,…). Ngoài ra, loại giấy in mã vạch này còn được sử dụng cả trong in tem nhãn đính trên các loại trang sức, nữ trang.
- Decal xi kim loại (decal nhôm, decal xi bạc): Đây là loại giấy in mã vạch chuyên dụng cho lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các ngành điện tử, sản xuất linh kiện, phụ kiện, cơ khí,… Các tem nhãn sản xuất từ giấy in tem nhãn mã vạch xi bạc có thể chịu được cả môi trường khắc nghiệt dưới sự tác động của độ ẩm, nhiệt độ, bụi bẩn,… Tuổi thọ của tem nhãn được tạo ra từ decal xi kim loại là cực cao và có thể đi cùng với sản phẩm cho đến cuối vòng đời.
Phân loại dựa trên quy cách của giấy in tem nhãn mã vạch
-
Giấy in mã vạch 1 tem
Giấy decal cảm nhiệt 1 tem/hàng thường được dùng để in mã vạch cho shop bán lẻ, in tem nhãn cân điện tử trong siêu thị (tem cân điện tử), cỡ tem phổ biến là 40x30mm và 58x40mm.
Giấy decal truyền nhiệt 1 tem thường có cỡ tem lớn hơn, cỡ thông dụng là 102x152mm. Loại giấy này hay được các cơ sở sản xuất sử dụng để in tem vận chuyển và dán lên thùng carton (tem nhãn dán thùng). Giấy decal dán thùng thể hiện những thông tin, xuất xứ, chỉ dẫn, quy cách, số lượng của sản phẩm bên trong thùng.
-
Giấy in mã vạch 2 tem
Về chất liệu, giấy decal cuộn 1 hàng 2 tem có cả loại decal chuyển nhiệt lẫn cảm nhiệt. Cỡ tem phổ biến của giấy decal 2 tem/hàng là 35×22 mm, 46x34mm, 50x30mm với các khổ giấy 75mm, 105mm, 110mm và chiều dài là 30m, 50m, 100m.
Loại giấy này được khuyên dùng in tem mã vạch dán lên các sản phẩm không đòi hỏi quá cao về độ bền của mực in mã vạch.
-
Giấy in mã vạch 3 tem
Giấy decal cuộn 1 hàng 3 tem được sử dụng rộng rãi trong bán lẻ nên có tên gọi thay thế là “giấy decal 3 tem siêu thị”. Cỡ tem phổ biến nhất của loại decal 3 tem là 35x22mm, khố giấy là 110mm, độ dài cuộn là 50m (~6000 tem), 100m (~12.000 tem), và 150m (~18.000 tem).
Trên đây là các loại giấy in bill, giấy in tem phổ biến trên thị trường hiện nay, VUTAPOS hi vọng bạn có thể dễ dàng lựa chọn trong việc tìm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn quan tâm hãy liên hệ với VUTAPOS để được tư vấn miễn phí:
Website: vutapos.vn
Email: vutaposco@gmail.com
Holine: 0969 464 168
Địa chỉ: 102a Lê Hồng Phong, P. 4, TP. Vũng Tàu