Kinh nghiệm kinh doanh quán cơm bình dân đạt lãi khủng

Posted on Tin tức 193 lượt xem

Mở quán cơm bình dân là một loại hình kinh doanh ở những đô thị hiện nay với nhu cầu ăn uống tương đối lớn của một bộ phận người dân lao động, nhân viên văn phòng và cả học sinh sinh viên. Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh tiềm năng này thì hãy dành 3 phút để tìm hiểu các kinh nghiệm mở quán cơm bình dân tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính

Mở quán cơm bình dân cần những gì?

Trước khi muốn kinh doanh thì vốn luôn luôn là yếu tố quan trọng được cân nhắc đắn đo nhiều nhất. Chi phí quán cơm bình dân bước đầu sẽ phụ thuộc vào vị trí địa lý và quy mô quán ăn của bạn. Vị trí càng đẹp, quy mô càng lớn thì số vốn cần có sẽ càng nhiều hơn. Ngoài ra, nguồn vốn cũng sẽ được sử dụng cho những khoản như:

  • Thuê địa điểm mở quán
  • Sửa sang, tân trang lại không gian trong quán
  • Mua sắm bàn ghế, dụng cụ phục vụ khách hàng như bát đũa, giấy ăn, quạt…
  • Dụng cụ nấu ăn: tủ cơm công nghiệp, nồi nấu điện, chảo rán, bếp điện, bếp gas,….
  • Chi phí nhập nguyên liệu nấu ăn hàng ngày
  • Giấy tờ đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

  • Tìm hiểu thị trường chung

Vị trí mở quán ăn sẽ quyết định được quán của bạn có được nhiều khách hàng nhìn thấy khi đi ngoài đường hay không. Tránh thuê địa điểm những nơi vắng vẻ, những nơi mức sống thu nhập thấp hoặc không có nhu cầu ăn uống bên ngoài.

Việc nghiên cứu thị trường chung cũng sẽ giúp bạn nhận biết đặc điểm cạnh tranh khi mở quán. Nếu xung quanh đã xuất hiện nhiều quán tương tự, họ có khách hàng trung thành tới ăn mỗi ngày thì cần suy nghĩ phương án làm khác biệt đi để có thể cạnh tranh tốt hơn.

  • Xác định đối tượng khách hàng

Trước khi mở quán, bạn cần xác định quán cơm của mình sẽ phục vục cho đối tượng nào. Là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hay người lao động, công nhân? Lên giá thực đơn sao cho phù hợp với từng đối tượng. Từ việc xác định khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ có thể thiết kế trang trí quán cơm sao cho vừa mắt với khách hàng nhất.

  • Khảo sát đối thủ cạnh tranh

Sau khi chọn được vị trí thích hợp để mở quán cơm thì khâu tiếp theo bạn hãy thực hiện khảo sát thị trường quanh khu vực. Hãy đến từng quán ăn thử món ăn họ nấu, quan sát cách phục vụ, chắt lọc ra những ưu điểm để ứng dụng và rút kinh nghiệm dựa trên nhược điểm họ đang gặp phải nhé.

  • Lựa chọn hình thức bán

Có khá nhiều cách bán cơm bình dân phổ biến từ truyền thống đến hiện đại như bán tại quán, bán online trên facebook, trên website, trên app…hoặc kết hợp tất cả để tăng doanh thu. Tuy nhiên không phải cứ nhảy chân vào kênh nào là thành công, cần phải dựa trên đặc điểm mô hình của bạn để lựa chọn đó nhé.

Ví dụ nếu bạn không có nhiều ngân sách đầu tư mặt bằng rộng rãi, gần khu vực đông khách hàng mục tiêu thì lựa chọn bán online sẽ hợp lý hơn cả.

Ngoài ra bán online lại yêu cầu phần đóng gói thực phẩm sạch sẽ, an toàn vệ sinh, ship nhanh, làm đồ nhanh, chỉ như vậy mới có thể giữ chân khách hàng. Hãy dựa trên nguồn vốn, nguồn lực của mình để lựa chọn hình thức bán phù hợp.

  • Lên thực đơn và tìm kiếm nguyên liệu cho quán ăn

Thực đơn là điều không thể thiếu khi mở quán. Thực đơn sẽ cho khách hàng biết được rằng bạn đang bán những món ăn gì. Khẩu vị của khách hàng rất đa dạng, do đó nếu có thể thì bạn có thể kết hợp với các loại nước uống giải khát đi kèm để đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng.

Nguồn nguyên liệu chế biến món ăn vô cùng quan trọng, không những cần đáp ứng yếu tố tươi, sạch mà còn cần có giá thành thấp, đảm bảo kinh doanh lãi cao. Để tìm được nguồn nguyên liệu như vậy như đãi cát tìm vàng nhưng không phải không có, nhiều quán cơm bình dân hiện nay đã làm được, hãy đến đó và thăm dò tìm cho mình nguồn nhập nguyên vật liệu tin cậy nhé.

Thông thường các suất cơm bình dân trên thị trường thường có giá từ 25.000đ đến 35.000đ dựa trên yêu cầu gọi món của khách hàng. Tuy nhiên để tính nhẩm nhanh suất cơm của khách hàng có giá bao nhiêu bạn cần tự hoạch định rõ ràng giá cho từng món ăn.

 

  • Trang trí quán ăn

Quán cơm bình dân không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí để trang trí quá bắt mắt, cầu kỳ. Thay vào đó, bạn hãy sắp xếp và bài trí không gian sao cho thật gọn gàng và thoải mái. Tuy nhiên bạn cần trang bị đủ điều hòa, quạt trần, quạt treo tường hoặc quạt cây phục vụ vào mùa hè nhé. Bên cạnh đó quán cũng cần được bày biện gọn gàng, sạch sẽ, có điểm phục vụ canh và nước uống miễn phí cho khách lấy đồ. Bởi không gian ăn uống là nơi mọi người nạp lại năng lượng sau những giờ làm việc vất vả. Do đó, bạn cũng đừng nên bỏ qua việc trang trí quán ăn để tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

  • Tạo thương hiệu cho quán ăn của bạn

Các chương trình khuyến mãi sẽ giúp quán của bạn thu hút nhiều khách hàng mới, vô cùng phù hợp để áp dụng vào ngày khai trương hoặc các ngày lễ, tết. Tuy nhiên mức độ khuyến mãi thế nào, áp dụng cho đối tượng nào, đo lường hiệu quả ra sao cần được tính toán kỹ lưỡng.

Bán hàng online nay đã không còn xa lạ gì đối với chúng ta nữa. Trong thời đại mà ai cũng sở hữu cho mình một chiếc smartphone thì thật thiếu sót nếu như bạn không nghĩ đến hình thức kinh doanh này. Bằng việc bán cơm online trên các ứng dụng đặt đồ ăn, kênh facebook, zalo,….. bạn sẽ tiếp cận đến một lượng lớn khách hàng bận rộn không có thời gian để đi ăn trưa. Bí quyết là bạn hãy chụp những món ăn thật hấp dẫn tuy nhiên cũng phải thực tế để người dùng hài lòng nhất khi mua hàng từ quán của bạn nhé.

  • Chuẩn bị nhân lực

Số lượng nhân sự phục vụ quán ăn cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần cân nhắc trước khi mở quán cơm bình dân. Bởi bạn cần dự trù đủ người phục vụ những lúc quán đông khách mà vẫn đảm bảo không lãng phí tiền vào thuê quá nhiều người.

Thông thường quán cơm nhỏ không quá lớn sẽ cần 1-2 đầu bếp, 2-3 phục vụ bàn, 01 tạp vụ dọn dẹp.

  • Đối với đầu bếp nấu ăn thì tốt hơn hết bạn tự học nấu ăn để mở quán cơm. Nếu không thì bạn hoàn toàn có thể thuê đầu bếp và bạn sẽ đảm nhận phần công việc khác.
  • Phục vụ bàn nhất là những lúc đông khách thì bạn có thể thuê 2-3 người để khách không phải chờ đợi quá lâu mới được ăn uống. Phục vụ bàn có thể thuê theo giờ làm khoảng 2-3 tiếng lúc đông khách buổi trưa và buổi tối. Những quán cơm gần trường học thì hoàn toàn có thể thuê sinh viên làm part-time theo giờ, vừa tạo điều kiện cho sinh viên kiếm thêm thu nhập, mặt khác thì thời gian sinh viên linh động nên bạn cũng không cần phải trả công thuê nguyên 1 người cho ca sáng hoặc ca tối.
  • Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn để tối ưu quy trình quản lý

Phần mềm quản lý quán ăn sẽ giúp quán của bạn quản lý nhân sự, dòng tiền, tài chính, nguyên vật liệu tốt hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ thanh toán nhanh, đảm bảo khách hàng không phải chờ đợi lâu, giảm ùn tắc vào giờ cao điểm.

Ngoài ra, việc quản lý món ăn theo định lượng còn giúp bạn kiểm soát kho nguyên vật liệu hiệu quả, tránh thất thoát và sai sót do các tác vụ thủ công.

Nếu bạn quan tâm hãy liên hệ với VUTAPOS để được tư vấn miễn phí:

Website: vutapos.vn

Email: vutaposco@gmail.com

Holine: 0969 464 168

Địa chỉ: 102a Lê Hồng Phong, P. 4, TP. Vũng Tàu

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *