Ai cũng mong muốn một cuộc đời giàu có và thịnh vượng, tuy nhiên, vấn đề quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Có vẻ như việc thiết lập các kế hoạch quản lý tài chính cá nhân và thực hành theo là một việc vô cùng khó khăn và nhiều thử thách với tất cả mọi người, ở bất kỳ độ tuổi nào. 8 Quy tắc tài chính cá nhân sau đây sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu về tài chính một cách đơn giản và dễ dàng. Cùng tìm hiểu nhé!

Quy tắc số 1: Hãy luôn đảm bảo chi tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được

Đây chính là quy tắc cơ bản nhất, đơn giản nhất và cũng hiệu quả nhất trong 8 quy tắc tài chính cá nhân. Tuy nhiên để thực hành nó thì không phải ai cũng làm được một cách triệt để.

Có nhiều bạn chi tiêu hoang phí, luôn trong tình trạng vay nợ thẻ tín dụng để chi tiêu, hay thậm chí là vay mượn thêm người thân, bạn bè… để chi cho những thứ đắt tiền, theo trend như một chiếc điện thoại mới, chuyến du lịch sang chảnh, chiếc váy mới đang thịnh hành… và các bạn sẵn sàng sử dụng hết cả tháng lương của mình cho chúng. Bạn có thể tặc lưỡi, thôi chót lần này… nhưng thực tế thì lần sau lại sẽ vẫn có những tình huống tương tự như vậy phát sinh ra mà thôi.

Việc tiết kiệm thì không nhất thiết yêu cầu các bạn phải sống quá gò bó. Bạn chỉ cần chắc chắn mình chi tiêu ít hơn số tiền mà mình kiếm được hằng tháng. Vậy là bạn đã có thể để dành ra một khoản cho việc đầu tư, tích lũy hay các mục đích tài chính cá nhân cho riêng mình.

binhtc.com-8 quy tắc tài chính cá nhân

Quy tắc số 2: Hãy nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu

Trong đầu tư thì việc biết cách tận dụng những khoản nợ cũng là một phương pháp rất hữu hiệu. Khi bạn biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc đi vay thì đó chính là những khoản nợ tốt. Tuy nhiên, việc áp dụng 8 quy tắc tài chính cá nhân lại ưu tiên cho việc phải nhanh chóng xử lý dứt điểm những khoản nợ xấu, nợ quá hạn, nợ lãi cao…

Việc xử lý được những khoản nợ lãi cao và những khoản nợ xấu sẽ giúp bạn ổn định tâm lý trong việc hoạch định kế hoạch tài chính cho mình. Bạn sẽ không còn áp lực phải gom góp tiền mỗi kỳ tính lãi. Mà đặc biệt là nếu các kênh đầu tư của bạn không cho ra lợi nhuận ổn định và cao hơn lãi suất bạn đi vay thì bạn nên nhanh chóng xử lý số nợ của mình càng nhanh càng tốt. Lãi suất cao sẽ bào mòn lợi nhuận và công sức của bạn.

Quy tắc số 3: Hãy dành ra ít nhất 10% thu nhập để tiết kiệm

Đây chính là quy tắc được truyền đời từ thời ông bà cha mẹ chúng ta: “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Và nó cũng là kim chỉ nam trong 8 quy tắc tài chính cá nhân.

Ai cũng cho rằng làm ra tiền mới khó, nhưng giữ được tiền còn khó hơn. Để có thể giữ được tiền trước những cám dỗ chi tiêu, bạn phải ngay lập tức trích ra ít nhất 10% tổng thu nhập của mình ngay sau khi lĩnh lương dành cho mục tiêu tiết kiệm. Trước khi bạn định chi số tiền lương của mình cho bất kỳ một khoản nào. Từ khoản tiết kiệm này, các bạn mới có thể tiếp tục thiết lập những kế hoạch tài chính cá nhân đầu tư , tận dụng sức mạnh của lãi kép. Sau một khoảng thời gian dài kiên trì thực hành quy tắc tiết kiệm, bạn sẽ rất bất ngờ và hạnh phúc về số tiền mình có được đấy!

Quy tắc số 4: Phải có quỹ dự phòng khẩn cấp

Đây cũng là một điều vô cùng quan trọng trong 8 quy tắc tài chính cá nhân. Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ và không ai có thể lường trước được những sự kiện bất chợt xảy ra. Chính vì vậy nên bạn luôn phải tạo ra một quỹ khẩn cấp với số tiền đủ để bạn chi tiêu trong vòng 3 – 6 tháng. Quỹ này sẽ dành cho những trường hợp như: Bất chợt bị hỏng xe, đám cưới đứa bạn, ốm đau, mất việc, …

Vì quỹ này dành cho những việc khẩn cấp nên bạn phải luôn chắc chắn rằng bất cứ khi nào cần thì bạn có thể sử dụng nó ngay được. Hiện nay có rất nhiều app quản lý tài chính cá nhân online cho phép các bạn thiết lập các quỹ dự phòng an toàn, dễ dàng rút ra, không mất phí quản lý mà vẫn có thể nhận được lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. VD như Tikop, với lãi suất không kỳ hạn lên tới 5.5%/ năm.

Xem thêm về các app quản lý tài chính cá nhân online tại đây.

Quy tắc số 5: Không bao giờ quá sớm để lên kế hoạch về hưu

Việc lập ra 8 quy tắc tài chính cá nhân hay thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân của mỗi người cuối cùng cũng chỉ vì một mục tiêu duy nhất: đạt được sự thảnh thơi, an tâm về tài chính cho đến khi về già.

Thực ra việc sống lâu cũng là một dạng rủi ro nếu như bạn không có đủ tài chính để tự lo cho chính bản thân mình.

Nếu bạn dự định nghỉ hưu ở tuổi 60, tuổi thọ của người Việt trung bình khoảng 73 tuổi. Tức là bạn cần lập một quỹ hưu trí đủ cho bạn sử dụng trong suốt 13 năm nghỉ hưu này.

Hãy tính mức chi tiêu mỗi tháng mà bạn mong muốn. VD là 10 triệu đồng/ tháng, nhân lên 12 tháng là 120 triệu, tiếp tục nhân với 13 năm. Kết quả là khoảng 1.56 tỷ. Hãy chia ngược lại cho số năm bạn còn làm việc trước khi nghỉ hưu để tính xem mỗi năm bạn cần tích lũy bao nhiêu cho quỹ này. Tất nhiên là 13 năm sau thì đồng tiền cũng sẽ bị trượt giá, tuy nhiên bạn cũng đâu có để đồng tiền của mình nghỉ ngơi trong suốt khoảng thời gian đó đâu. Có rất nhiều cách giúp bạn vừa tích lũy, vừa đầu tư cho quỹ này.

binhtc.com-8 quy tắc tài chính cá nhân

Xem thêm về các kênh đầu tư tài chính tại đây.

Và con số cuối cùng sẽ tùy thuộc vào từng nhu cầu của bạn và tùy vào nơi mà bạn sinh sống nữa. Bạn có thể sẽ có một cuộc sống khá dễ chịu nếu bạn ở quê, nhưng sẽ hơi chật vật nếu sống ở thành thị đắt đỏ.

Quy tắc số 6: Đừng lạm dụng đòn bẩy khi mua nhà

Khác với các nước phát triển khác, người dân thường đi thuê nhà để sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn. Người Việt luôn quan niệm phải an cư mới lạc nghiệp được. Mục tiêu sở hữu một căn nhà của riêng mình luôn là điều ưu tiên nhất của bất kỳ cặp vợ chồng trẻ nào.

Quy tắc số 6 trong 8 quy tắc tài chính cá nhân khuyên bạn hãy khoan mua nhà nếu như bạn không có ít nhất 20% số tiền ban đầu. Ngoài ra, hãy chắc chắn dòng tiền từ thu nhập của bạn đủ để trả những khoản lãi hàng tháng.

Nếu bạn sử dụng vốn vay quá lớn, áp lực trả nợ và lãi suất sẽ đè nặng lên vai bạn. Lúc này căn nhà mơ ước sẽ biến thành một tảng đá nợ nần khủng khiếp, ám ảnh tâm trí bạn hằng ngày.

Quy tắc số 7: Hãy phân bổ tài sản

Một nỗi đau rất phổ biến của nhiều người là tài sản có rất nhiều nhưng lại chỉ ở đất nền, không tạo ra dòng tiền, khó thanh khoản, không lỡ bán… Nên cuộc sống luôn khắc khổ và chật vật.

Hoặc cũng có nhiều người lại đổ hết tiền vào các dạng tài sản rủi ro cao: chứng khoántiền số…  nên có nguy cơ thua lỗ lớn khi thị trường biến động…

Hãy nhớ quy tắc về phân bổ tài sản, đừng để hết trứng vào một giỏ. Trên thị trường có rất nhiều kênh đầu tư giúp cho các bạn đạt được mục tiêu tài chính như: Bất động sản, vàng, chứng khoán, tiền số, chứng chỉ quỹ… Bạn hãy xem xét lại thứ tự ưu tiên của mình để phân chia tài sản cho các kênh phù hợp. VD: 40% tài sản cho chứng khoán, 60% tài sản cho bất động sản.

Trong 40% tài sản dành cho chứng khoán, bạn lại phân bổ tiếp cho cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ. Có một lời khuyên rằng bạn nên phân bổ tỷ trọng dành cho trái phiếu bằng số tuổi hiện tại của bạn. VD bạn đang 40 tuổi thì dành 40% cho trái phiếu.

Điều này giúp bạn vừa tận hưởng được cuộc sống, lại vừa đạt hiệu quả trong hoạch định tài chính cá nhân.

Xem thêm về quản trị rủi ro tài chính cá nhân tại đây.

binhtc.com-8 quy tắc tài chính cá nhân

Quy tắc số 8: Phải biết đầu tư

Đây là quy tắc cuối cùng nhưng lại vô cùng quan trọng trong 8 quy tắc tài chính cá nhân.

Mọi kế hoạch tài chính cá nhân sẽ không thể thực hiện hiệu quả được nếu thiếu một kế hoạch đầu tư tốt.

Đầu tư sẽ giúp cho đồng tiền của bạn luôn làm việc để tiền đẻ thêm ra tiền, ngay cả trong lúc bạn không để ý tới nó. Sẽ thật vô nghĩa nếu kế hoạch hưu trí mà bạn vất vả dành dụm nhưng không biết cách đem đi đầu tư. Trước sự bào mòn của lạm phát, số tiền mà bạn tích lũy bao năm có thể chỉ đủ cho bạn đi ăn nhà hàng một chuyến, chứ đừng mơ tới kế hoạch nghỉ hưu 13 năm. Nhưng nếu bạn biết cách đem số tiền đó đi đầu tư hợp lý, số tiền ban đầu sẽ sinh sôi nảy nở và cho bạn một thành quả viên mãn sau này.

Ngày nay, việc tiếp cận những thông tin và các kênh đầu tư vô cùng dễ dàng. Bạn có thể xem thêm về đầu tư tài chính tại đây.

Quản lý tài chính cá nhân luôn gắn liền với cuộc sống riêng của mỗi người, không có một công thức chung nào cho tất cả. Cho nên việc áp dụng 8 quy tắc tài chính cá nhân cần đòi hỏi sự linh hoạt và chủ động của các bạn. Hy vọng những chia sẻ về 8 quy tắc tài chính cá nhân trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc thiết lập một kế hoạch tài chính cho riêng bản thân mình.

Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *