CHỌN VÁY TRONG NGÀY CƯỚI, VÌ SAO MÌNH MẶC VÁY CƯỚI MÀU TRẮNG TRONG NGÀY HẠNH PHÚC?
Nữ hoàng Victoria là người khởi xướng trào lưu váy cưới màu trắng. Năm 1840, nữ hoàng cưới hoàng tử Albert xứ Saxe. Trong đám cưới, bà mặc một chiếc váy dài màu trắng. Thời đó, phụ nữ chọn màu xanh biển cho áo cưới vì đây là biểu tượng của sự thuần khiết. Nữ hoàng Victoria là người khởi xướng trào lưu váy cưới màu trắng. Năm 1840, nữ hoàng cưới hoàng tử Albert xứ Saxe. Trong đám cưới, bà mặc một chiếc váy dài màu trắng. Thời đó, phụ nữ chọn màu xanh biển cho áo cưới vì đây là biểu tượng của sự thuần khiết.
Màu trắng được coi là biểu tượng của sự giàu có. Khi đó mặc một chiếc váy dài màu trắng là dấu hiệu cho thấy cô dâu giàu có đến độ có thể đủ tiền mua một chiếc váy mà cô ấy sẽ chẳng mặc lại bao giờ (vì việc giặt tẩy quần áo màu trắng không phải dễ dàng).
Vì màu trắng ít được chọn làm váy cưới nên chiếc váy trắng của nữ hoàng khiến mọi người vô cùng bất ngờ. Sau đó, màu trắng đã trở thành mốt thời thường trong các đám cưới ở khắp châu Âu, Mĩ. Hiện nay, cô dâu có thể chọn bất cứ màu sắc nào nhưng màu trắng vẫn giữ ngôi vị số một.
Từ châu Âu và Mỹ, truyền thống mặc váy cưới màu trắng đã lan sang các nước châu Á. Ngay cả ở Trung Quốc, trước đây, váy cô dâu có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn nhưng các cô dâu hiện đại cũng chọn màu trắng cho ngày cưới của mình.
Tại sao cô dâu dùng voan che mặt?
Có nhiều câu chuyện về nguồn gốc của voan che mặt. Một số người cho rằng nó có từ thời La Mã cổ đại. Người ta tin rằng, các cô dâu sẽ hấp dẫn linh hồn ma quỷ nên cô dâu phải che mặt để ma quỷ nhầm lẫn và không nhận ra họ.
Cũng có người nói rằng voan che mặt có từ thời trung cổ, nó được sử dụng để bảo vệ cô dâu khỏi ánh mắt của quỷ dữ và là biểu tượng của sự tinh khiết, trong sạch, khiêm tốn. Những người khác lại cho rằng, nguồn gốc tấm mạng che mặt là do hoàn cảnh của các cuộc hôn nhân sắp đặt. Trước lễ cưới, chú rể phải thương lượng với cha của cô dâu để cưới được cô ấy.
Sau lễ cưới, tấm voan mới được gỡ bỏ để lộ dung nhan cô dâu. Điều này khiến chú rể không thể rút lại giao kèo nếu anh ta không thích cô dâu. Ngày nay, voan che mặt được làm bằng chất vải mỏng, nhẹ, thường kết hợp với hoa cài đầu hoặc vương miện, tạo cho cô dâu vẻ kiều diễm, e lệ trong đám cưới.
Cô dâu đeo găng tay để làm gì?
Việc đeo găng tay có nguồn gốc từ thế kỷ 18 khi những phụ nữ có địa vị cao thường coi nó như là một phần bắt buộc của trang phục. Nổi tiếng với tinh thần hiệp sĩ, đàn ông nước Anh thường tặng găng tay cho những người họ yêu để biểu lộ lòng ái mộ của họ. Nếu người phụ nữ cũng có tình cảm thì sẽ đeo găng tay đến nhà thờ và người đàn ông biết rằng tình yêu của mình được đáp lại.
Găng tay khiến cô dâu duyên dáng hơn Găng tay trở thành một phần trang phục không thể thiếu đối với các cô dâu khi đi kèm cùng váy cưới, voan che mặt, đuôi váy dài lê thê. Ngày nay, các cô dâu đeo găng tay thường để mình trở nên duyên dáng và tinh tế hơn. Một trong những lợi thế của việc đeo găng tay là nó giúp ngăn mồ hôi ở tay làm hỏng bộ váy cưới của bạn. Ý nghĩa của những chiếc kim nhỏ Ngày xưa, khi con gái về nhà chồng, các bà mẹ thường đính 7 chiếc kim vào khăn nhiễu quấn trên đầu của con gái. Xuất xứ của tục này là để phòng tai biến “phạm phòng”. “Phạm phòng” tức là người chồng trên bụng vợ ngay trong khi quan hệ.
Chú rể qua nhiều ngày lo lắng, vất vả nên thể thất và tâm thần suy tổn. Vào đêm tân hôn, khi uống rượu vào, cảm xúc quá đà, thì lúc xuất tinh, thần kinh từ trạng thái hưng phấn quá độ chuyển thành ức chế quá độ, dễ bị phạm phòng.
Lúc này, người vợ dùng kim đính ở vành khăn chích vào phía dưới hố xương chậu để chồng tỉnh lại. Tại sao người xưa lại đính 7 chiếc kim? Theo quan niệm cổ truyền, “nam thất nữ cửu” (đàn ông 7 vía, đàn bà 9 vía). Vì để phòng xa, dùng cho con rể nên bà mẹ vợ chỉ đưa 7 chiếc kim, chứ không phải dùng cho con gái vì con gái không bị phạm phòng. Thời nay, các bà mẹ thường đính kim vào gấu váy của con gái.