Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mù lòa do đục thủy tinh thể những năm gần đây vẫn không ngừng gia tăng, có khoảng 25 đến 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực < 1/20 do đục thể thuỷ tinh. Theo thống kê tại Việt Nam năm 2006, tỷ lệ mù do đục thủy tinh thể chiếm 70%. Hiện vẫn chưa có biện pháp để phòng ngừa đục thủy tinh thể triệt để, vì vậy thay đổi lối sống và chủ động chăm sóc mắt sớm từ bên trong là cách giảm tỷ lệ mắc bệnh được các chuyên gia khuyến nghị.
Bệnh đục thuỷ tinh thể nguy hiểm thế nào?
Nội dung chính
Thủy tinh thể là bộ phận quan trọng, nó như một thấu kính giúp mắt nhìn rõ mọi và và tạo ảnh. Thủy tinh thể được cấu tạo bởi protein và nước, các thành phần này được sắp xếp theo một trật tự nhất định để ánh sáng xuyên qua rồi hội tụ tại võng mạc.
Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt rất thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh chủ yếu làm giảm thị lực của người đang mắc phải. Giai đoạn đầu, khi bệnh khởi phát, người bệnh có thể đeo kính giúp giảm triệu chứng của rối loạn thị giác. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, chỉ sử dụng kính không giúp mắt nhìn rõ hơn mà còn khiến bệnh nhân nhìn mờ, nghiêm trọng hơn nữa là sẽ gây mù lòa cả hai mắt.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, tỷ lệ mù lòa do bệnh đục thủy tinh thể ở người già đang không ngừng gia tăng, có khoảng 25 – 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực < 1/20 do mắc đục thể thuỷ tinh. (1) Theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ mù do đục thủy tinh thể chiếm 70% trong tổng số các nguyên do gây mù lòa.
Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra đục thủy tinh thể và chưa có biện pháp để phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể hoàn toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành nhãn khoa nhấn mạnh việc xây dựng lối sống khoa học và chủ động chăm sóc mắt sớm từ bên trong là cách giảm tỷ lệ mắc bệnh về mắt, trong đó có phòng ngừa đục thủy tinh thể.
Cách phòng ngừa đục thuỷ tinh thể hiệu quả
1. Chủ động khám mắt định kỳ
GS. TS Đỗ Như Hơn cho biết: “Nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa là các bệnh lý ở thủy tinh thể và võng mạc (thoái hóa hoàng điểm và các bệnh lý đáy mắt khác…). Đây là những bệnh có thời gian diễn tiến lâu dài, triệu chứng ban đầu âm thầm nên thường bị bỏ qua như: mắt nhìn mờ, rối loạn thị lực… hoặc không thể nhìn xa, nhìn rõ hình ảnh sự vật… do đó thường không được hỗ trợ cải thiện sớm và triệt để” (2).
Chính nhận thức chưa đúng và không có biện pháp kịp thời trong phòng tránh làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, dẫn đến mù lòa. Vì thế, để hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý nguy hiểm về mắt, cụ thể là bệnh đục thủy tinh thể, khi mắt xuất hiện các triệu chứng như khô, nhức, nhìn mờ nên chủ động đến khám tại các chuyên khoa mắt để được chẩn đoán sớm và hỗ trợ cải thiện triệt để. Nên duy trì khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh về mắt
2. Cho mắt nghỉ ngơi khi thường xuyên làm việc với máy tính
Theo thống kê mới nhất tại Việt Nam, mỗi người trung bình một ngày dành khoảng 6 giờ để truy cập internet và 2 giờ để xem các chương trình trên TV. Như vậy, tổng số thời gian mắt phải tiếp xúc với các thiết bị có màn hình điện tử phát ra ánh sáng xanh nguy hại, cao hơn gấp 3 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO (3).
Thực trạng này đã khiến cho thị lực của nhiều người bị suy yếu nhanh chóng, kéo theo các bệnh lý mắt, đặc biệt là trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh đục thủy tinh thể mà không phải ai cũng có thể nhận ra.
Lời khuyên từ các chuyên gia nhãn khoa dành cho người thường làm việc với các thiết bị điện tử là cần cho mắt nghỉ ngơi theo quy tắc 20-20-20:
- 20 phút: Sau mỗi 20 phút làm việc miệt mài với màn hình máy tính, điện thoại… bạn nên ngừng nhìn vào các thiết bị này để mắt được thư giãn.
- 20 feet: Tiếp theo bạn cần cho mắt nhìn xa hơn khoảng 20 feet tương đương với 6m.
- 20 giây: Kết hợp nhìn xa 6m trong 20 giây có thể giúp đôi mắt của bạn bớt căng thẳng thẳng hơn, đồng thời cũng giảm được tác động của ánh sáng xanh nguy hại lên mắt.