Cuộc sống hiện đại khiến đôi mắt có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị điện tử: tivi, điện thoại, máy tính… Đây chính là nguồn ánh sáng nguy hại tác động trực tiếp đến thị lực không chỉ gây khô, nhức, mờ, mỏi mắt mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về mắt, điển hình là thoái hoá hoàng điểm, một bệnh lý gây nguy cơ mù lòa cao. Vậy tác hại của ánh sáng xanh đến mắt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ánh sáng xanh là gì?
Nội dung chính
Ánh sáng xanh là loại ánh sáng nhìn thấy được với bước sóng ngắn nằm trong khoảng 380 đến 495 nanomet (nm), phát ra từ các thiết bị điện tử như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi, ánh sáng từ đèn LED, đèn huỳnh quang… Thông thường, loại ánh sáng này có thể được chia nhỏ thành 2 loại là ánh sáng xanh tím có bước sóng từ 380nm đến 450nm và ánh sáng xanh lam có bước sáng nằm trong khoảng 450nm đến 495nm.
Loại ánh sáng này được quan tâm đặc biệt vì nó mang nhiều năng lượng photon ánh sáng cao hơn các màu khác trong quang phổ nhìn thấy được như ánh sáng lục hoặc đỏ. Do đó, nếu loại ánh sáng này ở liều đủ cao, có nhiều khả năng gây ra tổn hại khi được hấp thụ bởi các tế bào khác nhau trong cơ thể chúng ta.
Đặc biệt, đối với mắt, mắt tiếp xúc thường xuyên với cường độ cao sẽ gây hại và làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.
Loại ánh sáng xanh này có ở đâu? Cường độ thế nào?
Hiện nay có hai nguồn chủ yếu phát ra loại ánh sáng này là từ tự nhiên và nhân tạo. Thực tế thì lượng ánh sáng phát ra từ những thiết bị nhân tạo không đáng kể so với bức xạ từ mặt trời. Tuy nhiên do thời gian và khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với loại ánh sáng nguy hại này sẽ làm ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của cơ thể.
Ánh sáng tự nhiên
Mặt trời là nơi tạo ra ánh sáng xanh mạnh nhất và đây cũng là loại ánh sáng có lợi cho cơ thể của chúng ta. Vào ban ngày, những bước sóng màu xanh lam tự nhiên giúp tăng cường mức độ tập trung làm chơ cơ thể tỉnh táo.
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng giữ cho nhịp sinh học của chúng ta (chu kỳ 24 giờ tự nhiên mà chúng ta tuân theo) luôn kiểm soát, vì vậy cơ thể biết cách hạ xuống và chìm vào giấc ngủ khi đêm đến.
Ánh sáng nhân tạo
Loại ánh sáng nguy hại khiến các chuyên gia lo ngại lại đến từ các nguồn thiết bị trong gia đình như: Đèn huỳnh quang, đèn LED, tivi màn hình phẳng, màn hình máy tính, điện thoại thông minh, màn hình máy tính bảng….Mỗi loại thiết bị nhân tạo này có cường độ khác nhau, xong nếu tiếp xúc thường xuyên, liên tục sẽ gây hại cho mắt, cụ thể:
- Đèn huỳnh quang: Trong mỗi bóng đèn huỳnh quang có chứa khoảng 25%. So với ánh sáng nguy hại từ mặt trời thì tỷ lệ này nhỏ hơn rất nhiều, tuy nhiên chúng lại ở khoảng cách gần hơn và mắt người cũng tiếp xúc thường xuyên hơn nên vì vậy tác hại cũng lớn hơn.
- Cường độ các thiết bị điện tử: Đèn LED được sử dụng trong màn hình máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và Tivi chứa khoảng 35%. Đáng nói nguồn sáng từ các thiết bị này tiếp xúc trực tiếp và gần với mắt hơn bất kỳ nguồn nào khác.
Đồng thời chúng cũng cực kỳ phổ biến và chiếm hầu hết thời gian sử dụng của mọi người. Do đó đây là yếu tố được các chuyên gia nhãn khoa đặc biệt khuyến cáo mọi người cần cẩn trọng và giữ khoảng cách.
Mỗi thiết bị màn hình điện tử có bước sóng chênh lệch khác nhau, cụ thể:
- Điện thoại: 455nm
- Tivi: 450nm
- Máy tính, laptop: 450nm
- Đèn bàn: 435nm
Các loại ánh sáng nguy hại từ các thiết bị này đều nằm trong quang phổ gây hại cho mắt.
Tỷ lệ ánh sáng xanh trong ánh sáng tự nhiên, đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn halogen và các loại đèn led.
Tác hại của ánh sáng xanh đối với mắt và cơ thể
Một bước sóng trong khoảng từ 300 đến 400nm có thể xuyên qua giác mạc và được hấp thụ bởi mống mắt hoặc con ngươi. Bước sóng của ánh sáng xanh nằm trong khoảng 380nm – 495nm cực kì có hại cho mắt người.
Vì bước sóng của loại ánh sáng này ngắn nên tiêu điểm ảnh truyền đến mắt không nằm ở trung tâm võng mạc mà nằm ở phía trước võng mạc, do đó thời gian tiếp xúc lâu với ánh sáng nguy hại gây suy giảm thị lực, làm mắt mệt mỏi, khó tập trung.
Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng từ điện thoại, máy tính, tivi… sẽ khiến mắt mệt mỏi, quá tải, theo thời gian mắt dần suy yếu, nếu không được nghỉ ngơi cũng như có biện pháp chăm sóc bảo vệ mắt phù hợp, mọi người có thể gặp phải các bệnh mắt nguy hiểm. Dưới đây là những bệnh về mắt có thể gặp phải nếu tiếp xúc lâu dài với loại ánh sáng nguy hại này:
Hội chứng thị giác màn hình
Đây là căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống của con người trong xã hội hiện đại, vì phải tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị phát ra ánh sáng nguy hiểm. Hội chứng thị giác màn hình do tác hại của ánh sáng xanh không phải là một bệnh cụ thể. Nó bao gồm nhiều vấn đề khó chịu căng thẳng và mệt mỏi ở mắt.
Các triệu chứng thường gặp của hội chứng thị giác màn hình là: mắt nhìn xa bị mờ, khô rát mắt, nhức mắt, căng mắt, kích thích mắt, nhìn đôi, mắt khó tập trung, đau đầu, đau cổ, mệt mỏi. Nghiên cứu đăng tải trên trang thông tin sức khỏe WebMD cho thấy rằng từ 50% đến 90% những người làm việc trên màn hình máy tính sẽ gặp phải một số hoặc toàn bộ các triệu chứng trên (1).
Đáng nói, rất nhiều người đã và đang mắc hội chứng thị giác màn hình nhưng không hề biết và cũng không chịu tìm đến phương pháp hỗ trợ cải thiện hoặc có nhưng chưa đúng cách. Đó là nguyên nhân khiến mắt lão hóa sớm dù người bệnh còn đang trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Tổn thương võng mạc và giác mạc
Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) là lớp tế bào duy nhất tiếp xúc với các tế bào thần kinh thị giác, đảm nhiệm việc nuôi dưỡng các tế bào thị giác, đặc biệt là tại vùng hố trung tâm hoàng điểm (điểm vàng) (2 , 3).
Khi ánh sáng xanh đi qua thấu kính của mắt đến võng mạc nó sẽ gây tổn thương quang hóa võng mạc, giết chết các tế bào võng mạc mắt, từ đó khiến tế bào thị giác không được cung cấp chất dinh dưỡng, lâu dần gây thoái hóa võng mạc, thoái hóa hoàng điểm.
Đây là bệnh lý phổ biến, chiếm tỉ lệ cao và chính là “thủ phạm” gây mù lòa phổ biến nhất. Bệnh thường tiến triển từ từ và làm mất thị lực không hồi phục.
Tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng màn hình các thiết bị điện tử một ngày gần 10 giờ (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ). Thực trạng này đang càng khiến các bệnh lý nguy hiểm ở mắt đang ngày càng trẻ hóa, đây là hậu quả của việc thường xuyên tiếp xúc ánh sáng nguy hại.
Gián đoạn nhịp sinh học và có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm
Ánh sáng nhân tạo là một chất kích thích trong nhịp sinh học của cơ thể con người. Tiếp xúc quá nhiều với loại ánh sáng này vào ban đêm có thể làm giảm sản xuất hormone melatonin, hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của một người (4).
Thông thường, cơ thể sản xuất hormone melatonin với số lượng nhỏ vào ban ngày, sau đó tăng số lượng vào ban đêm, vài giờ trước khi đi ngủ và đạt đến đỉnh điểm vào nửa đêm.
Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể khiến lịch trình giấc ngủ của một người bị trì hoãn, gây mất ngủ, ngủ không yên giấc.
Đặc biệt, khi con người tiếp xúc với nguồn bức xạ của ánh sáng xanh nguy hại còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không chỉ làm thoái hóa sớm đôi mắt, phá vỡ nhịp sinh học trong cơ thể (chu kỳ giấc ngủ và thời gian tỉnh táo), mà còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì…
Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nguy cơ mắc ung thư vú và tình trạng tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo mà mắt thường xuyên phải tiếp xúc (5). Ngoài ra, việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo còn thúc đẩy quá trình oxy hóa, khiến da sạm màu, hình thành các nếp nhăn, và mất đi độ đàn hồi tự nhiên của làn da.
Tác dụng của ánh sáng xanh có thể bạn chưa biết
Không phải tất cả những loại ánh sáng xanh đều gây hại cho con người. Trong một số trường hợp việc tiếp xúc vừa phải với loại ánh sáng này có thể mang lại những lợi ích nhất định về sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại ánh này có thể điều chỉnh đồng hồ cơ thể và thúc đẩy sự tỉnh táo, trí nhớ và chức năng nhận thức. Cơ chế chính của nó là kích thích sự tiết melatonin trong tuyến tùng có thể làm tăng hoặc giảm biểu hiện cortisol tùy theo thời gian trong ngày và điều chỉnh nhịp sinh học của con người.
Tuy nhiên điều này chỉ có lợi khi chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh tự nhiên vào ban ngày, làm việc trước các thiết bị màn hình điện tử phát ra ánh sáng nguy hại vào buổi tối thường xuyên sẽ gây rối loạn giấc ngủ.
Loại ánh sáng này cũng được áp dụng trong việc điều trị bệnh tâm lý, rối loạn cảm xúc, đặc biệt là chứng trầm cảm theo mùa – SAD (seasonal affect disorder).
Nhưng trong thời đại bùng nổ các thiết bị số, sự “tràn lan” của “ánh sáng xanh” đang gây ra nhiều tác hại hơn là lợi ích.
Cách để bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh
Cuộc sống hiện đại khiến phần đông mọi người không thể tách rời các thiết bị điện tử, do đó để mắt luôn khỏe và làm việc hiệu quả cần có biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc mắt lâu dài từ sớm để mắt sáng khỏe, không cản trở công việc cũng như sinh hoạt.
1. Cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt
Nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ – Johns Hopkins cho thấy, dưới tác động của ánh sáng xanh nguy hại, có đến 46% tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị tổn thương (chết).
Tinh chất Broccophane (có trong Wit) giúp giảm tỷ lệ tế bào võng mạc chết do tác động của ánh sáng xanh (Nguồn: Nghiên cứu Rejuvenation Research, Vol. 9, No 2, 2006)
Tuy nhiên, nghiên cứu lại phát hiện ra tinh chất Broccophane (hiện có trong Wit, bán tại thị trường Việt Nam) có khả năng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc một cách hiệu quả, theo đó nhóm có sử dụng Broccophane tỷ lệ chết của tế bào biểu mô sắc tố võng mạc chỉ ở mức 26% (p<0.01), từ đó làm giảm rõ rệt các triệu chứng căng mắt, đau mắt, nhức mắt khi sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, Ipad…
Theo các nhà khoa học ưu điểm của Broccophane giúp tăng Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giúp bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể.
2. Không nhìn màn hình điện thoại, máy tính quá lâu
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ cần sử dụng các thiết bị công nghệ (bao gồm máy tính, điện thoại, máy tính bảng….) từ 3 giờ/ngày sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực và dễ mắc các bệnh nguy hiểm về mắt. Làm việc không ngừng nghỉ với máy tính trong hơn 4 giờ có liên quan đến chứng mỏi mắt, khô, đau nhức mắt.
Do đó trong quá trình làm việc, mắt cần được có thời gian “giải lao” nếu không sẽ quá tải và “đình công” bất cứ lúc nào. Lời khuyên của các chuyên gia nhãn khoa là cứ sau 20 phút xem máy tính, điện thoại hãy nhìn vào khoảng cách khoảng 20 feet (6 mét) trong 20 giây để cho mắt bạn có cơ hội tập trung lại.
Không nên dành toàn bộ thời gian để ở trong nhà hoặc không gian hẹp, việc tiếp xúc với các sự vật đa dạng và có cơ hội nhìn ở khoảng cách xa sẽ giúp mắt điều tiết dễ dàng hơn.
3. Điều chỉnh độ phân giải và độ sáng màn hình
Ánh sáng trên màn hình máy tính có thể gây mỏi, lóa mắt. Hãy cân nhắc việc cài đặt màn hình chống lóa trên máy tính.
Nếu bạn đeo kính, hãy mua tròng kính có lớp phủ chống phản xạ (AR). Lớp phủ AR làm giảm độ chói bằng cách giảm thiểu lượng ánh sáng phản xạ giúp mắt không bị chói khi làm việc.
Bảo vệ mắt đúng cách, hạn chế tác hại của ánh sáng xanh
Bên cạnh đó, nên sử dụng cỡ chữ lớn khi soạn thảo văn bản, độ tương phản nền trắng – chữ đen là tối ưu cho mắt, thích hợp cho việc đọc cũng như soạn thảo văn bản.
Thường xuyên lau bụi bẩn trên màn hình để tăng độ sắc nét của chữ, nên sử dụng miếng dán màn hình và thay đi khi miếng dán cũ để đảm bảo màn hình không bị xước và giữ được độ nét.
Hiện nay, để giảm tác hại của loại ánh sáng này trên điện thoại thông minh, nhiều nhà sản xuất đã tích hợp khả năng điều chỉnh độ sáng màn hình vào ban đêm, chế độ lọc ánh sáng xanh. Người dùng có thể bật các tính năng này để hạn chế một phần tác hại của loại ánh sáng này đến mắt.
4. Sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh
Nếu là người làm việc hằng ngày với máy tính, bạn nên sử dụng tấm phim chống chói cho màn hình làm việc. Có nhiều bộ lọc ánh sáng xanh trên màn hình laptop, có thể dán trực tiếp hoặc lắp thêm lên phía trước màn hình.
Hiện nay các phần mềm giảm bớt tác hại ánh sáng xanh cũng khá phổ biến, một số ứng dụng mọi người có thể tham khảo cài đặt như: F.lux trên máy tính, Twilight trên các thiết bị Android và Night Shift trên các thiết bị IOS.
5. Bổ sung vitamin và khoáng chất
Để luôn khỏe mạnh, hoạt động tốt và tăng khả năng chống chọi với những tác động từ bên ngoài, mắt cần được bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Các loại vitamin tốt cho mắt gồm: A, E, C, B6, B9, B12, giúp nuôi dưỡng giác mạc, chống oxy hóa và gốc tự do, bảo vệ tế bào võng mạc, hình thành collagen, giảm viêm,… Từ đó giúp mắt sáng khỏe và duy trình chứng năng hoạt động.
Hai dưỡng chất quan trọng với mắt là Lutein và Zeaxanthin, các nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy sử dụng hai chất này thông qua các loại thực phẩm có liên hệ với việc giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa mắt.
Lutein và Zeaxanthin có nhiều trong thực phẩm có màu vàng, đỏ và xanh đậm, mọi người có thể sử dụng hằng ngày trong các bữa ăn hoặc món tráng miệng để cung cấp dinh dưỡng cho mắt.
- Đục thủy tinh thể (Cườm khô, đá): Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
- Bệnh võng mạc tăng huyết áp: Cách ngăn ngừa và cải thiện bệnh
- Loạn thị: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Viễn thị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Lão thị: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa