Mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sự tập trung, suy nhược cơ thể. Kéo theo đó, là sự ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Có rất nhiều phương pháp trị chứng mất ngủ như dùng thuốc, thiền, yoga.
Những bài thuốc dân gian với sự kết hợp tinh tế từ các loại thảo dược sẵn có trị mất ngủ là phương án hay bạn nên tham khảo. Chúng không những có thể trị chứng mất ngủ mà còn kích thích cơ chế hoạt động của các bộ phận khác trên cơ thể.
Bạn sẽ tìm được bài thuốc phù hợp nhất sau khi đọc xong 10 bài thuốc trị mất ngủ dưới đây.
Bài thuốc từ tâm sen trị mất ngủ
Phần lõi xanh giữa hạt sen được gọi là tâm sen.
Tâm sen tính hàn, vị đắng chát, quy kinh tâm. Chúng có tác dụng an thần, giảm mệt mỏi, hồi hộp, lo âu,…
Do vậy, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể. Thành phần tạo nên tác dụng này của tâm sen chính là alkaloid, giúp ngủ ngon hơn, giấc ngủ không bị gián đoạn hay tỉnh dậy giữa đêm.
Cách thực hiện
Chuẩn bị: tâm sen 5g
Đặt chảo lên bếp, tâm sen được sao nóng.
Chú ý: bật nhỏ lửa, đảo đều tay để tâm sen không bị cháy, làm giảm tác dụng Tâm sen để nguội, rửa sạch và để ráo nước.
Cho vào bình pha trà, đổ nước sôi để tráng qua 1 lần tâm sen. Bỏ nước đầu.
Cho tiếp nước thứ 2 vào, đậy kín 15 phút để các hoạt chất trong tâm sen được chiết ra tối đa..
Cách dùng
Nên thưởng thức trà lúc còn hơi ấm nóng, trước giờ đi ngủ 1 – 2 tiếng để đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, tâm sen còn được kết hợp với một số loại thảo dược khác như lá dâu tằm, lá lạc tiên, lá cây vông. Sắc nước uống cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
Chữa mất ngủ từ hoa tam thất
Khi nhắc đến các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ thì không thể thiếu bài thuốc từ hoa tam thất. Trong Đông y, hoa tam thất có tính mát, vị ngọt.
Do vậy, chúng có công dụng an thần trấn tĩnh, trị các chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngủ không ngon hay ngủ không sâu giấc.
Bài thuốc 1: Dùng trà hoa tam thất trị mất ngủ đơn giản
Chuẩn bị: hoa tam thất 3 – 5 gam Cho hoa tam thất vào ấm pha trà, thêm nước nóng, bỏ nước đầu tiên.
Thêm tiếp nước nóng lần 2, đậy nắp và chờ trong khoảng 15 – 20 phút.
Để thấy được hiệu quả của trà, nên sử dụng hàng ngày, ít nhất trong 1 tháng.
Bài thuốc 2: Hoa tam thất kết hợp với thảo dược khác
Chuẩn bị: hoa tam thất 10g, lá dâu tằm 10g và ngọn lạc tiên 10g. Rửa sạch các nguyên liệu.
Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm nước, sắc với lửa nhỏ. Sau 45 phút, bỏ bã thuốc, giữ lại phần nước.
Nên sử dụng khi còn ấm .
Bệnh nhân nên sử dụng trong ít nhất 2 tuần, dùng trước khi đi ngủ 1 giờ.
Tuy đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là với giấc ngủ nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng hoa tam thất.
Ngủ ngon và sâu hơn với bài thuốc từ mật ong
Mật ong được xem là “thần dược”, là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm đẹp da, tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể,…
Chính hoạt chất axit tryptophan trong mật ong có tác dụng chữa mất ngủ. Axit tryptophan khi vào cơ thể sẽ chuyển thành serotonin.
Đây là hormone có khả năng dẫn truyền thần kinh đồng thời kích thích sản xuất melatonin – giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn. Đặc biệt hơn, chất này giúp ta cảm thấy sảng khoái mỗi khi thức dậy.
Cách thực hiện
2 thìa cà phê mật ong + 100ml nước ấm
Hòa nguyên liệu lại với nhau, khuấy đều.
Nên thực hiện cách làm này 2 lần / ngày vào mỗi buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng.
Tham khảo thêm: Những bài thuốc hay từ mật ong
Bài thuốc đơn giản từ gừng tươi
Không chỉ là một gia vị quen thuộc hàng ngày trong căn bếp mà gừng còn được biết đến như là một vị thuốc chữa mất ngủ rất hiệu quả.
Gừng có tính ấm, vị cay, làm ấm, kích thích hệ tuần hoàn, xua tan cảm giác căng thẳng, mệt mỏi và lo âu.
Nhờ vậy, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn và giấc ngủ không bị gián đoạn.
Cách thực hiện bài thuốc trị mất ngủ từ gừng
Chuẩn bị: 1 củ gừng to, nên chọn củ gừng già (để thu được hoạt chất lớn nhất).
Rửa sạch và dập dập.
Đun sôi gừng với 600ml nước, khi nước bắt đầu chuyển sang màu vàng, thêm 1 chút đường phèn tạo vị ngọt thanh dễ uống.
Đun tiếp 10 phút để các thành phần trong gừng được chiết ra hoàn toàn.
Tắt bếp, đổ nước ra ly và có thể thưởng thức.
Liều lượng dùng thích hợp
Nên sử dụng khi trà gừng còn ấm, sử dụng 2 lần / ngày vào buổi trưa, buổi tối trước khi đi ngủ 1 giờ.
Thực hiện cách làm này liên tục trong 1 tháng, triệu chứng mất ngủ sẽ được cải thiện rõ rệt.
Đỗ xanh giúp chữa mất ngủ
Đỗ xanh được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa trị mất ngủ, kể cả mất ngủ kinh niên.
Cách thực hiện Chuẩn bị: đỗ xanh 50g + đường phèn 10g + nước lọc 200ml.
Rửa sạch đậu xanh, để ráo nước và cho vào nồi đun sôi cùng 200ml.
Khi hạt đậu xanh đã chín mềm, thêm đường phèn khuấy cho tan để tạo vị ngọt. Tắt bếp Nên sử dụng khi chè còn ấm.
Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần, các triệu chứng mất ngủ sẽ được cải thiện.
Long Nhãn giúp bạn ngủ dễ, ngủ ngon
Không chỉ là một loại quả thơm ngon, bổ dưỡng mà long nhãn là một vị thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh thông thương, trong đó có chứng mất ngủ.
Cách thực hiện bài thuốc trị mất ngủ từ long nhãn :
Sắc nước long nhãn
Chuẩn bị: long nhãn 15 – 20 gam, sắc lấy nước uống hàng ngày.
Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày giúp cải thiện các chứng mất ngủ, khó ngủ. Đồng thời , nước long nhãgiúp chống suy nhược cơ thể, cải thiện trí nhớ, phụ nữ ra nhiều khí hư.
Nấu cháo long nhãn trị mất ngủ
Chuẩn bị: long nhãn 15 g + hạt dẻ 10g + gạo tẻ 60g + đường.
Vo sạch gạo và nấu chín.
Khi gạo gần chín, thêm hạt dẻ (bỏ vỏ và đập vụn) và long nhãn vào nấu cùng.
Các nguyên liệu đã chín hết, thêm đường giúp dễ ăn hơn.
Đun thêm 1 phút, múc ra bát và thưởng thức.
Bài thuốc trị mất ngủ từ cây trinh nữ
Cây trinh nữ hay còn được gọi với cái tên khác là cây xấu hổ, cây mắc cỡ. Loại cây này mọc hoang ở các đồng quê Việt Nam.
Trong đông y, dược liệu này có vị ngọt, tính hàn và có các tác dụng như làm giảm căng thẳng. Cây trinh nữ còn trị chứng đau đầu, chữa mất ngủ, thanh nhiệt giải độc, cải thiện các vấn đề về đường hô hấp.
Cách làm:
Chuẩn bị 20g cây trinh nữ.
Sắc cùng 200ml nước đến khi còn 100 ml thì tắt bếp.
Cho phần nước này ra bát, uống khi còn ấm để đạt hiệu quả cao nhất.
Tác dụng chữa trị mất ngủ của lạc tiên
Một loại thảo dược khác có thể trị mất ngủ là cây lạc tiên.
Theo y học cổ truyền, lạc tiên có vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng an thần, dưỡng tâm.
Còn trong y học hiện đại, cây lạc tiên chứa một số thành phần như tetraphylline A, B, cyanohydrin glycoside, passiflorin. Các chất trên có tác dụng an thần nhẹ.
Có 3 bài thuốc để dùng cây lạc tiên trị mất ngủ:
Bài thuốc 1: Cây lạc tiên phơi khô, sau đó hãm như pha trà dùng hàng ngày.
Bài thuốc 2: Dùng lá hay ngọn non của cây lạc tiên luộc hay nấu canh như các loại rau ăn thông thường khác.
Bài thuốc 3: Kết hợp lạc tiên cùng một số các nguyên liệu như cây dâu tằm, lá vông, đường phèn đem sắc lấy nước uống thay cho nước trà, dùng hàng ngày.
Đánh tan sự khó ngủ với đinh lăng
Theo kiến thức y học cổ truyền, đinh lăng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giảm đau, bồi bổ khí huyết. Đinh lăng còn giúp xua tan sự mệt mỏi, kích thích vị giác, ăn ngon hơn và có một giấc ngủ sâu hơn.
Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng đồng thời hỗ trợ cải thiện các chứng mất ngủ.
Dùng một lượng lá đinh lăng vừa đủ để sắc lấy nước uống. Dùng vào buổi sáng và tối. Kiên trì thực hiện trong 7 – 10 ngày để đem lại hiệu quả trị mất ngủ tốt nhất.
Trị mất ngủ từ cây xạ đen
Vị thuốc cổ truyền cuối cùng mà chúng tôi đề cập trong bài viết chính là cây xạ đen. Đây là dược liệu quý trong đông y và được ông cha ta sử dụng để chữa mất ngủ rất hiệu quả.
Bài thuốc trị chứng mất ngủ từ cây xạ đen
Chuẩn bị: 100gr lá và thân cây xạ đen.
Sắc cùng với 200 – 250 ml nước đến khi nước cạn còn một nửa.
Rót phần nước và dùng bài thuốc hàng ngày sẽ cải thiện hiệu quả các chứng mất ngủ.
Khi sử dụng bài thuốc dân gian trị mất ngủ, bạn cần lưu ý gì?
Hầu hết các bài thuốc trong dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ và không điều trị được nguyên nhân gây mất ngủ.
Do đó, các bài thuốc này chỉ thích hợp đối với người mất ngủ ngắn hạn, đối với trường hợp mất ngủ lâu năm thì thường sẽ không mang lại kết quả khả quan. Do vậy, nếu mất ngủ mạn tính, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Khi áp dụng các bài thuốc dân gian, bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Thói quen giúp bạn ngủ tốt hơn
Cụ thể là: Tập thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
Ngủ đủ giấc, 7 – 8 tiếng / ngày và nên vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ. Điều này giúp giấc ngủ của bạn được sâu giấc hơn.
Không nên ăn quá no hay uống nước quá nhiều trước khi ngủ. Chúng sẽ đem lại cảm cảm giác ì ạch, khó chịu trước khi ngủ.
Hạn chế sử dụng các thiết bị thông minh trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút. Do chúng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của bạn.