Trên căn bản, cây thủy sinh và rêu đều phát triển được dưới tất cả các quang phổ ánh sáng. Tổng kết kinh nghiệm của những trại nuôi trồng thủy sinh lớn có uy tín trong những năm gần đây cho thấy, có những vấn đề nho nhỏ, và cũng rất đáng chú ý.
Rêu là thực thể sống có mặt lâu đời nhất trên trái đất.Loại màu xanh da trời đã hiện diện từ 3.500.000.000 năm trước. Loại màu xanh lá cây- và đỏ xuất hiện tiếp theo, và rất, rất lâu sau mới có cây cỏ, cũng như các loại rong trong bể thủy sinh của chúng ta hiện nay.
Phần lớn các loại rêu đều sống trong nước cho đến bây giờ. Ngược lại hầu như toàn bộ rong đều là hậu duệ của các loại cây, trong quá trình tiến hóa đã rời bỏ môi trường nước. Mọc hàng triệu năm như những cây tầng thấp trong đầm lầy, dưới bóng những khu rừng rậm rạp. Người ta còn gọi là loại cây yếm sáng.
Như tất cả các cây tầng thấp,chúng phải thích nghi với ánh sáng còn rơi rớt lại từ những tán lá rậm rạp trên cao, với rất ít màu xanh dương-, nhiều màu đỏ- và gần như không còn phần UV (ultraviolet – tia cực tím).
Phần nhiều những loại rêu về sau di cư qua môi trường nước ngọt, ví dụ như rêu bút lông, rêu sợi, những loại đặc biệt khó chịu – thường thấy ở những khu vực nước nông, dòng chảy nhanh, ánh sáng mạnh, nước trong.
Tất nhiên người ta cũng thấy trong thiên nhiên những quần thể thủy sinh lớn mọc tại những vùng nước lặng hoặc có dòng chảy chậm dưới ánh sáng chói chang của mặt trời. Nhưng những vùng nước này không còn là màu trắng, mà bị nhuộm màu bởi lá cây, lau sậy khô rơi vào nước..v.v, cản lại rất nhiều phần xanh dương-và phần UV (những thí nghiệm mới cho thấy ở những vùng nước ngọt hoặc nước biển trong, quang phổ UV có thể xuống rất sâu, nhưng chỉ cần nước bị nhuốm một ít màu vàng,ngay ở độ sâu 70 cm UV đã bị cản lại 100 lần nhiều hơn những quang phổ từ vàng đến đỏ.)
Hiệu ứng lọc này càng lớn hơn khi nước càng sậm màu, người ta đo thấy hầu như không còn UV xuyên được vào nước ở những khu vực như vậy.
Ứng dụng nhuộm màu nước đã được dùng để kiểm tra/hạn chế sự phát triển của rêu tại những hồ, ao nước ngoài trời.
Tại đây (những vườn trồng cây trên cạn, cây thủy sinh trong nhà) người ta đã đi đến kết quả cao nhất với ánh sáng ngả qua màu vàng – đỏ của đèn chiết áp Natrium. Mặc dù vậy, loại đèn này vẫn không thích hợp được với bể thủy sinh của chúng ta, trừ trường hợp ai chấp nhận được một bể cá với màu vàng đỏ chói rực.
Những điều này chỉ ra: rong trong bể cá tại gia cũng như tại các trại nuôi trồng lớn ưa thích ánh sáng với độ xanh(dương) thật ít đến trung bình, trung bình của phần quang phổ xanh(lá cây), nhiều hơn rõ rệt trong phần đỏ. Một khẳng định đang được nhiều nhà chuyên môn xác nhận.