Nguyên nhân chính của trẻ kém hấp thu chủ yếu là việc hệ tiêu hóa của trẻ không được khỏe mạnh, mất đi cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sức đề kháng suy giảm do dùng nhiều kháng sinh khi không cần thiết…
Trước câu hỏi “Trẻ kém hấp thu phải làm sao?” của nhiều cha mẹ, Chuyên gia Tiêu Hóa chỉ ra những biểu hiện chính mà cha mẹ nào cũng có thể nhận biết được theo tình trạng con mình. Thông thường, trẻ kém hấp thu thường có những biểu hiện như sau:
- Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ. Thường trẻ sẽ đi thành từng đợt xen kẽ với các giai đoạn bình thường.
- Đau bụng, cảm giác căng chướng, tức nặng, sôi bụng, có khi đau quặn nhẹ quanh rốn.
- Thể trạng suy sụp, sút cân mệt mỏi thường xuyên uể oải thiếu linh hoạt minh mẫn.
- Biếng ăn chán ăn mất vị giác ở đầu lưỡi, họng.
- Trẻ chậm phát triển chiều cao còi cọc nguy cơ suy dinh dưỡng chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ
Các biểu hiện nói trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, để xác định rõ trẻ có kém hấp thu hay không, cha mẹ nên đưa con đi khám tại các chuyên khoa dinh dưỡng nếu trẻ có một trong các biểu hiện kể trên.