Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng palang cáp đúng cách

Hướng dẫn sử dụng và lưu ý khi vận hành Palang

Palang cáp là thiết bị chuyên dùng có kết cấu phức tạp, để sử dụng palang đúng cách, an toàn và hiệu quả cần phải tuân theo một số quy tắc sau.

Trước khi sử dụng palang cần phải tra dầu vào hộp số động cơ nâng và hộp số động cơ di chuyển palang, tra mỡ vào tang, cáp và puly móc.

Tải trọng palang (T) 0.5 1 2 3 5 10 16 20 32
Dầu hộp số (l) 0.45 0.65 1.15 1.65 2.35 3.55 3.55 6 8

 Bảng định mức tra dầu hộp số Palang cáp điện dầm đơn CD

– Kiểm tra lắp đặt các cụm chi tiết bánh xe di chuyển palang, hạn chế hành trình nâng hạ, kiểm tra cáp, khóa cáp, móc treo, tủ điện… đã lắp đúng kỹ thuật chưa.

– Chỉ được phép nâng chuyển tải trọng khi biết rõ trọng lượng của nó. Không được phép sử dụng thiết bị nâng với chế độ làm việc nặng hơn chế độ làm việc quy định .

– Nâng vật theo phương thẳng đứng (Cáp cẩu khi căng phải thẳng theo phương thẳng đứng trong quá trình móc tải trọng) không kéo xiên tải trọng theo các hướng.

– Nếu di chuyển trên đường đi hoặc mặt bằng không có chướng ngại thì tải trọng được nâng cao 1m. Khi mặt bằng có chướng ngại vật phải nâng tải trọng cách điểm cao nhất 0,5m.

– Tránh hiện tượng quá tải giả tạo cho thiết bị, cấm nâng những tải trọng đang bị vùi, bị vật khác đè lên, bị gia cố và bắt chặt với vật khác bằng bu lông…

– Cấm kéo lê tải trọng.

– Cấm sử dụng thiết bị khi hệ thống phanh bị hỏng.

– Tuyệt đối cấm nâng hạ di chuyển tải trọng khi có người đang đứng dưới tải trọng.

– Không dùng để nâng người.

Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng palang cáp đúng cách

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Palang

– Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các bộ phận Palang như cáp, cụm puly, phanh hãm, thiết bị điện. Nếu có dấu hiệu như đứt hoặc tách sợi cáp, khô dầu vòng bi ở bánh đĩa cần phải xử lý ngay không được tiếp tục sử dụng.

– Kéo với tốc độ vừa phải, không quá nhanh gây mất an toàn

Quy trình bảo dưỡng Palang cáp đúng cách

Palang cáp cần bảo dưỡng 1 năm một lần, khi bảo dưỡng phải kiểm tra mức độ han rỉ, hao mòn các chi tiết kết cấu kim loại, kiểm tra dây cáp có bị đứt, mòn không, palang cáp điện có bị rạn nứt, biến dạng hoặc bong mối hàn không.

Đối với Cáp: Mỗi tháng một lần thường xuyên theo đúng định kỳ

– Bôi mỡ vào cáp tránh cáp bị mòn, bị nổ quá tiêu chuẩn hoặc bị đứt hản một tao, bị han rỉ.

– Kiểm tra chất lượng cáp xem có bị mòn, có bị cọ sát vào thành kim loại

Đối với thiết bị điện: 3 tháng /1 lần

– Vệ sinh tra dầu mỡ cho các động cơ

– Kiểm tra các cách điện động cơ, giữa các pha và các pha với đất phải đảm bảo được trở cách điện >= 0.5MΩ. Nếu không đạt cần tiến hành tẩm lại cách điện, phơi sấy để đảm bảo điện trở cách điện.

– Kiểm tra các tiếp điểm của các rơ le, công tắc tơ, khởi động từ… nếu các tiếp điểm bị bẩn, rỗ cần làm sạch và phẳng bề mặt tiếp điểm bằng giấy nhám mịn để tăng độ tiếp xúc giữa các bề mặt tiếp điểm.

– Xem xét kỹ lưỡng các ốc vít, nếu lỏng phải xiết chặt lại. Phải luôn đảm bảo các mối hàn chắc chắn và bọc lại cách điện bằng băng cách điện.

Đối với cụm puly: Khoảng 3 tháng/ lần

– Tra mỡ vào các ổ trục của puly

– Kiểm tra xem puly có bị rạn, nứt vỡ và mòn, không cho phép puly bị rạn nứt, vỡ. Độ mòn cho phép của rãnh puly không quá 4,5 mm, ở thành puly không qua 1,5 mm

 

Bài viết liên quan